Ngày 16/06/2010

Bạo hành thể xác và bạo hành tinh thần đâu phải lỗi của các nạn nhân (P2)

    >> Bạo hành thể xác và bạo hành tinh thần đâu phải lỗi của các nạn nhân (P1)

    CNHS Hà Thị Ngọc Nga
        Khoa KHGĐ – BV Từ Dũ

     Kế hoạch an toàn tại nhà: 

    - Nên tránh những cuộc cãi vã, nếu không tránh khỏi thì cố gắng để những cuộc cãi vã đó xảy ra trong phòng có thể dễ dàng thoát ra được. Tránh xa những nơi có vũ khí, dao búa, gậy gộc…
    - Xác định một hay vài hàng xóm mà bạn có thể tâm sự, nói chuyện về tình trạng bị bạo hành của bạn và yêu cầu giúp đỡ nếu họ nghe tiếng kêu cứu của bạn.
    - Nghĩ ra những mật khẩu để cho những người trong gia đình bạn, con cái hay hàng xóm biết cần sự giúp đỡ.
    - Nói cho các con của bạn biết chúng cần phải làm gì khi có bạo hành, hoặc lên kế hoạch chạy trốn với chúng.
    - Hãy đóng gói hành lý sẵn sàng. Trong đó có cả chìa khóa nhà, tiền, các giấy tờ tùy thân và quần áo hoặc gửi ở nhà bạn bè, người thân đề phòng các trường hợp đột xuất.

    - Nhớ các số điện thoại của các tổ chức cứu giúp.

    - Hãy sử dụng bản năng và sự xét đoán của bạn, trong tình thế nguy hiểm, hãy xác định xem điều gì có thể làm anh ta bình tĩnh trở lại. Bạn có quyền bảo vệ bản thân và các con của bạn…

    Kế hoạch an toàn trong trường hợp bạo hành ở bên ngoài

    - Tránh ở một mình tại những nơi bạn có thể bị lạm dụng hoặc bị ép buộc quan hệ tình dục.
    - Nếu bạn cảm thấy không an toàn trong một tình huống nào đó, hãy cố gắng thoát khỏi nó.

    - Nhiều kẻ lạm dụng thường nghĩ rằng nạn nhân của mình đang không được giúp đỡ, do đó khi bạn kêu to có thể làm anh ta bối rối và bạn có cơ hội chạy trốn.

    - Luôn giữ tiền trong người để bạn có thể sử dụng khi cần thiết.
    - Nhớ các số điện thoại của cá tổ chức cứu giúp, bao gồm các đường dây nóng cứu trợ bạo hành.
    - Nếu bạn luôn ở trong môi trường dễ bị lạm dụng, hãy học các kỹ năng tự vệ.
       

    Do suy thoái đạo đức ở một số ít người nên bạo hành gia đình còn tồn tại dai dẳng mặc dù Nhà nước đã ban hành Luật phòng chống bạo hành gia đình. Mặt khác, do thiếu nhận thức về mặt xã hội, không có phản ứng mà cam chịu, thậm chí còn bênh vực chồng nhận hết lỗi về mình và cuối cùng mình là người thiệt thòi nhất. Từ đó, việc trước tiên là giúp người phụ nữ hiểu rằng: người phụ nữ khi lấy chồng là có quyền bình đẳng với nam giới, được luật pháp bảo vệ, người vợ người chồng có nghĩa vụ thương yêu, kính trọng nhau, không được đánh đập, ngược đãi, nếu sai phạm sẽ bị pháp luật trừng trị. Quan trọng nữa là chính quyền địa phương, cơ quan chức năng phải vào cuộc và xử lý thật mạnh tay, cứng rắn trong việc xử phạt nạn bạo hành gia đình. Chính quyền địa phương hay cơ quan chức năng cần là chỗ dựa.

    Mục Hôn nhân - gia đình của Báo Phụ nữ, với  những bài viết : (Quyền thăm con, Nợ ân nghĩa, Vợ nhậu, Nửa đường buông gánh …)  phần nào phản ánh khía cạnh Bạo hành gia đình, mà người phụ nữ phải gánh chịu. Có thể nói, có những trường hợp người phụ nữ chủ động giải quyết kịp thời khi đã đứng bên bờ vực thẳm thường đem lại hiệu quả tích cực, nhất là tự giải thoát  bản thân và chuẩn bị tâm lý để chịu đựng và vượt qua biến cố để có cuộc sống  tốt hơn. Và cũng tiếc thay, nhiều phụ nữ lại sai lầm khi cho rằng phải níu kéo, chịu đựng nổi bất hạnh là “vì con“  để tiếp tục bị hành hạ đến cuối cùng thì đã quá muộn.

    Chúng ta cần tỏ rõ cho người đàn ông, người chồng thấy được rằng người vợ không phải là người ăn bám, mà có quyền và nghĩa vụ ngang hàng với chồng, và được luật pháp bảo vệ. Đồng thời, mỗi khi có nguy cơ bạo hành gia đình xảy ra cần kịp thời báo với chính quyền và cơ quan chức năng can thiệp kịp thời.               


    Theo thống kê của Viện Xã hội học,Viện KH-XH-VN thì tại Việt nam có đến 66% các vụ ly hôn liên quan đến bạo hành gia đình, ngược đãi chiếm 53,1% trong đó các nguyên nhân dẫn đến ly hôn. 5% phụ nữ được hỏi thừa nhận bị chồng đánh đập thường xuyên, 82% hộ dân nông thôn và 80% hộ ở thành phố có xảy ra bạo lực. Tỷ lệ phụ nữ bị ngược đãi trong những gia đình khá giả ở mức độ cao 76%.

    Ở Việt nam, bạo hành gia đình không phải là nước có chế độ phụ hệ, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trước đây, người phụ nữ bị hành hạ sống chủ yếu phụ thuộc vào chồng. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, vai trò của người phụ nữ đã thay đổi. Song thực tế, đã có nhiều trường hợp người phụ nữ kiếm ra tiền nhiều hơn nhưng vẫn bị chồng đánh.

    Theo HLHPNVN, các trường hợp này chiếm 72% trong số những xung đột gia đình. Bà Nguyễn Hồng vân - Trưởng Ban Gia đình của HLHPNVN cho rằng, nguyên nhân tình trạng này là các ông chồng cảm thấy địa vị trụ cột gia đình của họ bị đe doạ.

    Những năm gần đây, để ngăn chặn có hiệu quả tệ nạn bạo hành gia đình thì việc cần làm là thay đổi tư duy và  thói quen của nhiều phụ nữ xóa bỏ quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại. Để thay đổi được rất cần sự tham gia của tất cả chúng ta, các cá nhân, các tổ chức và toàn xã hội. Và cần nâng cao năng lực của các cán bộ nhà nước cấp Trung ương và địa phương trong việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và luật Bình đẳng giới nhằm dứt bạo hành gia đình như hiện nay.

     

     

     

     


    Phụ nữ có thể đến đâu để được trợ giúp?  

    Bệnh viện Từ Dũ
    Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh ,Q1.TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (08) 5404 4355

    Văn phòng trợ giúp gia đình:
    Địa chỉ: 43 Nguyễn Thông,Q3.TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (08)932 1031

    Ngôi nhà bình yên
    ĐT: 0946 833 3800946 833 380  _ 0946 833 3840946 833 384  (Theo ViệtNamNet)
     

    Tổng đài 113

    Các đường dây nóng giúp đỡ phụ nữ, trẻ em bị bạo hành, bị buôn bán là  cần thiết, nhưng không đủ phương tiện phản ứng nhanh, vì vậy ngành dân số, gia đình, trẻ em phải tuyên truyền, vận động người dân nhớ gọi số 113 khi cần thiết. Ngược lại, ngành công an phải chỉ đạo lực lượng cảnh sát 113 phản ứng nhanh trong việc giúp đỡ cứu nguy cho trẻ em, phụ nữ bị bạo  hành, để tăng thêm uy tín và niềm tin cho nhân dân.

     Theo

    Dự Án Nạo Phá thai An toàn - Vụ Bảo vệ Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y TẾ

    CNHS Hà Thị Ngọc Nga

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ