Các tư thế cho bé bú đúng
Bốn điểm then chốt để bế trẻ khi cho trẻ bú (đặt trẻ vào vú mẹ)
1. Đầu và thân trẻ nằm trên 1 đường thẳng;
2. Toàn thân trẻ sát vào người mẹ, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ;
3. Mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú;
4. Đối với trẻ sơ sinh, bà mẹ không những đỡ đầu, vai mà còn phải đỡ phần mông trẻ
Khi bế bé cho bú, điều đầu tiên mẹ hãy chọn cho mình không gian thoải mái nhất, sử dụng các vật dụng hỗ trợ nếu cần
Có nhiều tư thế ôm bé bú mẹ có thể thử, dưới đây là 3 tư thế phổ biến nhất:
1. Tư thế bế bé với cánh tay thuận (tư thế ôm nôi)
Đây có thể là tư thế bú mẹ phổ biến nhất và rất phù hợp cho những lần đầu mẹ và bé bắt đầu tập bú. Tuy nhiên, đối với các mẹ sanh mổ có thể sẽ không thoải mái lắm vì em bé nằm ngang bụng mẹ gần với vết mổ.
- Đối với tư thế này, mẹ ngồi tư thế thẳng lưng trên ghế có tựa lưng, hoặc ngồi trên giường tựa lưng vào tường. Cần lót thêm đệm hoặc gối để mẹ được thoải mái nhất.
- Cho bé bú bên bầu ngực nào thì dùng tay cùng phía với bầu ngực đó để đỡ bé (Ví dụ: bú bầu ngực bên phải thì dùng tay phải để ôm và nâng đỡ người bé)
- Khuỷu tay nâng đỡ đầu, cẳng tay ôm dọc thân người trẻ.
- Thân người bé hướng vào người mẹ, bụng bé chạm bụng mẹ.
- Mẹ nên tránh các lỗi sau: ngồi không thoải mái, không ôm trẻ sát vào lòng và để cổ trẻ bị vẹo. Không đỡ toàn thân trẻ.
Với tư thế ngồi, mẹ có thể xem thêm hướng dẫn tư thế sau đây:
2. Tư thế nằm nghiêng
Đây là một tư thế phù hợp với các mẹ sanh mổ hoặc các mẹ sanh khó hay trong trường hợp cho bé bú vào ban đêm.
- Mẹ nằm nghiêng 1 bên và đặt bé ngay bên cạnh.
- Em bé nằm nghiêng hướng về mẹ, bụng bé chạm bụng mẹ, sao cho tai – vai – hông bé phải nằm thẳng hàng.
- Mẹ có thể dùng gối để tựa đầu, tựa lưng và kẹp giữa 2 gối sao cho thoải mái nhất. Lưu ý gối tựa đầu của mẹ phải đảm bảo không được quá gần đầu hay mặt bé. Mẹ dùng 1 tay để chặn gối lại để gối ko chạm vào bé.
- Tay còn lại mẹ dùng hỗ trợ bé nằm đúng tư thế và nâng đỡ bầu vú để bé dễ dàng ngậm bắt vú.
- Cuộn khăn hoặc mền lót phía lưng bé để hỗ trợ bé nằm nghiêng bú được dễ dàng. Lưu ý cần lấy khăn/mền ra khỏi khi bé đã bú xong.
Lưu ý: giai đoạn 1-2 ngày đầu bé có thể hay nhả nhớt trong miệng, bị ọc hoặc bị sặc nên khi nằm cho bú mẹ có thể nâng đầu giường lên cao hơn một chút hoặc lót cho bé nằm tư thế đầu cao hơn thân người. Người thân đi chăm sản phụ cần canh chừng 2 mẹ con lúc này vì mẹ còn mệt nên trong quá trình nằm cho bú có thể sẽ ngủ thiếp đi và đè con.
3. Tư thế nằm nửa ngồi
Đây còn gọi là tư thế thư giãn hay tư thế bú sinh học. Với tư thế này mẹ có thể ngả người thoải mái trên ghế sô pha hoặc trên giường.
- Mẹ nằm trên gối cao hoặc ghế có tựa lưng ra sau, với tư thế nửa nằm - nửa ngồi.
- Đặt bé đối diện trên người mẹ, đầu bé nằm giữa 2 bầu vú mẹ.
- Theo bản năng bé sẽ tự tìm đến vú mẹ, trong quá trình đó mẹ có thể hỗ trợ phần đầu và vai để bé tìm ngậm bắt vú nhưng không ép bé vào tư thế sẽ khiến bé không thoải mái hợp tác.
Video bác sĩ hướng dẫn chi tiết tư thế nằm nửa ngồi:
Tham khảo thêm các tư thế bú mẹ cho 2 bé sanh đôi:
Khoa Tạo hình thẩm mỹ
Lầu 4 - Khu N - 191 Nguyễn Thị Minh Khai , Q.1
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6 trong giờ hành chánh
Số điện thoại: 028 5404 4155
Thời gian từ 01 đến 08/8/2024
Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo. Dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Bảo vệ cơ thể chống các bệnh nhiễm khuẩn. Sữa mẹ giúp bé phát triển trí thông minh.
Cách bế trẻ khi cho bú đúng, hiệu quả
Cách ngậm bắt vú đúng
Một số tư thế khác khi cho trẻ bú mẹ
Khóc - Thư giãn - Tỉnh táo - Vận động - Nghỉ ngơi - Trườn - Làm quen vú mẹ - Bú mẹ - Ngủ