Trong ba thập niên qua, y học đã có nhiều tiến bộ trong tầm soát và chẩn đoán trước sinh, phát hiện sớm bất thường nhiễm sắc thể. Các xét nghiệm tầm soát nhằm nhận diện các thai phụ có nguy cơ cao mang thai dị tật trong cộng đồng, hoàn toàn không xâm lấn, an toàn cho mẹ và thai.
Đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ là một bệnh lý thuộc về rối loạn chuyển hóa của cơ thể khiến cho nồng độ đường trong máu tăng cao trong thời kỳ mang thai. Khoảng 10% thai phụ gặp phải tình trạng này.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, thiếu máu là một bệnh lý rất thường gặp, ảnh hưởng tới hơn 1,5 tỉ người trên thế giới.
Một thai kỳ khỏe mạnh trung bình kéo dài khoảng 40 tuần. Khi trẻ được sinh ra ở thời điểm từ 22 tuần đến trước 37 tuần được gọi là sinh non. So với trẻ sinh đủ tháng, trẻ sinh non có nhiều nguy cơ về sức khỏe hơn.
Tiền sản giật– sản giật là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh suất và tử suất hàng đầu của sản phụ trên toàn cầu từ xưa cho đến nay
Tăng huyết áp là biến chứng nội khoa thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai. Chiếm khoảng 10% tổng số thai kỳ và là 1 trong 3 nguyên nhân quan trọng gây tử vong mẹ trên toàn thế giới.
Bình thường bánh nhau bám ở đoạn thân hoặc đáy tử cung. Gọi là nhau tiền đạo khi bánh nhau bám thấp về phía đoạn dưới tử cung, che một phần hoặc che kín toàn bộ lỗ cổ tử cung, làm cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ.
Sinh mổ chủ động là trường hợp mổ lấy thai ra ra khỏi tử cung khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
Ảnh hưởng của Covid-19 đối với phụ nữ mang thai và thai nhi:
- Phụ nữ mang thai: nguy cơ mắc bệnh thể nặng ở phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 có triệu chứng cao hơn so với nhóm phụ nữ không mang thai.
- Không có bằng chứng chứng minh mối liên quan giữa Covid-19 và dị tật bẩm sinh.
- Liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển,...
Trong quá trình khám thai, có thể bạn nghe nói đến em bé của mình có nang đám rối màng mạch. Bạn băn khoăn không biết đó là gì và có ảnh hưởng gì đến con mình hay không. Bài viết sẽ giúp bạn có một cái nhìn khái quát về vấn đề này.
Natri là một khoáng chất thiết yếu, có tác dụng duy trì lượng dịch trong cơ thể cũng như chức năng cơ và thần kinh.
COVID –19 gây ra bởi một loại virus có tên là SARS-CoV-2, xuất hiện đầu tiên vào cuối năm 2019 sau đó lây lan ra toàn thế giới và đang là gánh nặng lớn cho toàn cầu.
Cổ tử cung (CTC) là một cấu trúc hình phểu, với lỗ cổ tử cung là đường thông giữa tử cung và âm đạo. Chiều dài kênh cổ tử cung bình thường từ 4-5cm.
Sức khỏe và thể trạng của người mẹ trước khi mang thai có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Do vậy có một số vấn đề cần được xem xét và chuẩn bị trước khi mang thai.
Máu cuống rốn là máu của em bé được lấy ra từ dây rốn và bánh nhau sau sinh. Nó có chứa một số tế bào đặc biệt được gọi là các tế bào gốc tạo máu, được sử dụng để điều trị một số loại bệnh.
Tăm - chăm sóc rốn cho bé
Trẻ nhỏ đôi khi có biểu hiện biếng ăn và kén ăn. Thực tế có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn hoặc khảnh ăn. Tuy nhiên, đa số những trẻ này đều có cảm giác ngon miệng phù hợp với lứa tuổi và đều phát triển bình thường. Vì vậy cần giúp gia đình và người chăm sóc trẻ thực hành cho trẻ ăn hiệu quả.
Ăn bổ sung (hay chúng ta thường gọi là ăn dặm) là cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc.
Giai đoạn ăn bổ sung là giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi. Ngoài bú mẹ trẻ cần ăn bổ sung.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, mặc dù sữa mẹ vẫn đóng vai trò rất quan trọng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ, nhưng không thể đáp ứng đủ tổng mức năng lượng cần cho sự phát triển của trẻ, vì vậy ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung.
- Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo
- Được hấp thu dễ, sử dụng có hiệu quả cao.
- Bảo vệ trẻ chống lại nhễm khuẩn.
- Giúp trẻ thông minh hơn so với ăn bằng sữa nhân tạo.
- Chi phí its tốn kém hơn nuôi trẻ ăn bằng sữa nhân tạo.
Massage thông tắc tuyến sữa từ 2-4 lần giúp tăng hiệu quả tiết sữa. Uống nhiều nước 2-3 lít/ngày, không cho bé bú việc tiết sữa sẽ ngưng sớm.
Thời kỳ hậu sản liên quan đến việc người mẹ trải qua nhiều thay đổi, cả về cảm xúc và thể chất, đồng thời học cách đối phó với tất cả những thay đổi cần thiết khi trở thành một người mẹ. Thời kỳ hậu sản cũng liên quan đến việc bố mẹ học cách chăm sóc trẻ sơ sinh và các hoạt động mới của gia đình. Bên cạnh đó, người mẹ trong giai đoạn này cũng cần chăm sóc tốt cho bản thân để khôi phục lại sức khỏe. Bạn sẽ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, dinh dưỡng tốt và cần có sự giúp đỡ của người khác trong ít nhất vài tuần đầu sau sinh.
Khi có các dấu hiệu nguy hiểm: thai máy ít, ra huyết âm đạo nhiều, liên tục; ra nước âm đạo; gò tử cung liên tục, gây đau; hoặc khi có bất kì dấu hiệu bất thường nào (sốt, nôn ói, chóng mặt, đau tức ngực, khó thở…)
Hầu hết trẻ sinh non sẽ phát triển bình thường, nhưng chúng có nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển cao hơn vì vậy sẽ cần kiểm tra sức khỏe và sự phát triển thường xuyên tại bệnh viện hoặc với bác sĩ nhi khoa