7 lưu ý khi dùng thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu
1. Chỉ sử dụng thuốc bổ khi cần thiết:
Nên ăn uống đúng và đủ chất vì trong thực phẩm có sẵn nhiều vitamin hỗ trợ và bù trừ lẫn nhau một cách tự nhiên. Do đó, chỉ nên sử dụng thuốc bổ khi cần thiết.
2. Không sử dụng quá lâu một loại vitamin:
Trong quá trình mang thai, tất cả các loại vitamin đều quan trọng đối với mẹ bầu. Do đó, phụ nữ mang thai không nên dùng quá lâu 1 loại vitamin, vì nếu dùng lâu ở liều bình thường cũng có thể gây thiếu các vitamin khác.
3. Lưu ý khi sử dụng Vitamin C:
Vitamin C khi dùng thường xuyên, đặc biệt ở liều cao (trên 1 gram/ngày) có thể gây kích thích dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận.
4. Lưu ý khi sử dụng Vitamin A:
Đối với phụ nữ mang thai, Vitamin A không sử dụng quá 10.000 UI/ngày.
5. Đồ ăn thức, uống không nên dùng chung:
- Thuốc chứa sắt với trà, cà phê, trứng, sữa: làm giảm hấp thu sắt.
- Thuốc chứa canxi với nhiều loại rau có oxalat (cải bó xôi): làm giảm hấp thu canxi.
6. Thuốc cần tránh kết hợp với nhau:
- Canxi + Sắt: làm giảm hấp thu sắt. Sắt là dưỡng chất rất khó hấp thu và canxi làm giảm tiến trình này. Do đó, các mẹ bầu không nên uống chung thuốc sắt và canxi.
- Thuốc chứa sắt + Thuốc chống loét dạ dày: giảm hấp thu sắt.
- Thuốc chứa sắt + Doxycylin, Quinolon: giảm hấp thu do tạo phức.
- Magie-Vitamin B6 + Muối phosphat, Canxi: ức chế hấp thu magnesi tại ruột non.
Những thuốc nêu trên khi kết hợp với nhau cần uống cách nhau ít nhất 2 giờ. |
7. Thời điểm uống thuốc:
- Các thuốc nên uống vào bữa ăn: viên đa sinh tố kết hợp với khoáng chất.
- Các thuốc nên uống cách xa bữa ăn (1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn): thuốc chứa sắt, magie-vitamin B6.
(TH – trích dẫn tài liệu Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý – BV Từ Dũ)
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).