8 điều các mẹ bầu cần biết về giảm đau khi sinh
1. Tại sao cần phải giảm đau khi sanh?
- Đau trong lúc chuyển dạ sẽ làm cho sản phụ đau đớn, vật vã... nên rất dễ kiệt sức.
- Cảm giác đau sẽ tăng dần từ lúc sản phụ bắt đầu chuyển dạ cho đến lúc sanh.
- Thực hiện giảm đau khi sanh sẽ làm cho sản phụ giảm cảm giác đau khi chuyển dạ, giúp cho sản phụ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sanh.
2. Giảm đau khi sanh bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng là gì?
- Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp hiệu quả giúp sản phụ giảm đau trong lúc chuyển dạ và lúc sanh.
- Bác sĩ gây mê sẽ tiêm, truyền thuốc tê vào một dây truyền nhỏ đặt trong khoang ngoài màng cứng ở lưng của sản phụ. Sản phụ sẽ giảm đau bụng sau khi tiêm thuốc tê 5-10 phút. Thuốc được truyền liên tục để giảm đau cho sản phụ đến sau sanh.
- Sau sanh, nhân viên y tế sẽ rút dây truyền và cảm giác của sản phụ sẽ về bình thường.
3. Sau khi được giảm đau, sản phụ sẽ sanh thường hay sanh mổ?
Giảm đau không làm ảnh hưởng đến chỉ định sản khoa. Khi có chỉ định sản khoa, sản phụ sẽ được sanh hay mổ để đảm bảo an toàn nhất cho sản phụ và con.
4. Sản phụ được lợi gì khi thực hiện giảm đau khi sanh?
- Giảm cảm giác đau khi có cơn gò, khi sổ thai, khi cắt và khâu tầng sinh môn.
- Nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Khuyến cáo sản phụ bị bệnh tim, cao huyết áp, hen suyễn thực hiện giảm đau khi sanh, tránh được hậu quả xấu của cơn đau bụng đẻ.
Nếu phải sanh mổ hoặc làm thủ thuật sau sanh (bóc nhau, may tầng sinh môn...), sản phụ tiếp tục được giảm đau thông qua phương pháp giảm đau này.
5. Có gì bất lợi khi sản phụ được giảm đau?
- Sau khi gây tê, sản phụ có thể có cảm giác nặng hai chân và tê nhẹ, huyết áp có giảm nhẹ thoáng qua làm sản phụ thấy choáng váng, buồn nôn hay ớn lạnh thoáng qua. Các triệu chứng sẽ nhanh chóng mất đi mà không cần điều trị.
- Sau sanh, một số sản phụ có thể bị nhức đầu khi ngồi dậy hoặc đau lưng nơi tiêm. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp (khoảng 0,04%), tình trạng đau lưng sẽ phục hồi hoàn toàn.
6. Bé sinh ra có ảnh hưởng gì khi mẹ làm giảm đau?
Do dùng thuốc nồng độ thấp nên phương pháp này không ảnh hưởng đến em bé sơ sinh.
7. Khi nào sản phụ không được làm giảm đau khi sanh?
Phương pháp này không phù hợp nếu sản phụ đang bị sốt, nhiễm trùng da vùng lưng, đau cột sống, chảy máu bất thường hay dị ứng với thuốc tê.
8. Sản phụ cần làm gì khi cần giảm đau?
- Vui lòng tham khảo ý kiến Bác sĩ sản khoa và Bác sĩ gây mê hồi sức.
- Khi có nhu cầu được giảm đau, sản phụ báo cho bác sĩ hay nữ hộ sinh biết. Sau đó, sản phụ sẽ được tư vấn và khám xem có đủ điều kiện để được thực hiện giảm đau chuyển dạ không.
- Sản phụ sẽ được yêu cầu nằm nghiêng hay ngồi cong lưng để bác sĩ tiến hành gây tê giảm đau cho sản phụ. Khi sanh, do có thuốc giảm đau nên cảm giác mót rặn bị giảm nhiều, sản phụ cần “rặn đẻ” theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa hay nữ hộ sinh.
(TH – tổng hợp từ tài liệu tư vấn giảm đau sản khoa BV Từ Dũ)
Vết rạn da thực chất cũng là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da. Khi những vết rách này lành lại tạo thành các vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và phá vỡ mô liên kết dưới da. Sợi elastin thường ngắn mỏng hơn so với vùng da khác.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.