Béo phì ở mẹ và các biến chứng
(*) Tựa bài báo cáo khoa hoc của GS Gérard H.A Vissier (Đại học Utrecht - Hà Lan) tại Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á Thái bình đương lần thứ 19, ngày 16-17/5/2019.
Nhân một trương hợp sản phụ cân nặng 102kg, phải đối diện với các khó khăn khi sinh và thực tế sinh động của công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong thời gian qua Bệnh viện Từ Dũ đã ghi nhận rất nhiều trường
hợp thai phụ đến tư vấn về tình trạng sức khỏe trong quá trình mang thai liên quan đến bệnh lý đái tháo đường và béo phì (trung bình 10 bệnh nhân/ngày), đồng thời bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều ca sinh khá phức tạp với các sản phụ trong tình trạng béo phì. Bài viết dưới đây xin cung cấp một số thông tin giúp các mẹ bầu có thể kiểm soát cân nặng khi chuẩn bị làm mẹ.
Các yếu tố nguy cơ đối với phụ nữ béo phì trước và trong khi mang thai
1/ Trước và trong quá trình mang thai. “Bệnh lý” béo phì ở phụ nữ có liên quan đến khả năng sinh sản và việc thụ thai gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời, trong giai đoạn mang thai của các mẹ bầu béo phì, việc theo dõi thai kỳ cũng diễn ra khá phức tạp.
Theo Viện Y học Hoa Kỳ, chỉ số khối cơ thể (IMC - phép đo cân nặng theo chiều cao để ước tính thiếu cân, thừa cân và béo phì ở người trưởng thành) ở phụ nữ, trước và trong khi mang thai có mục đích “chia” cân nặng của mẹ cho bé khi kết thúc thai kỳ (3 - 4kg) cùng với khối nhau thai, sự hình thành của các tuyến vú (khoảng 6,5kg). Cụ thể:
- Từ 12 đến 17 kg đối với phụ nữ nhe cân;
- Từ 7 đến 12 kg cho thai phụ có IMC bình thường;
- Từ 7 đến 9 kg đối với bà mẹ thừa cân;
- Từ 5 đến 7 kg cho bà mẹ có bệnh béo phì,
Tuy nhiên đối với nguy cơ “ủ”đái tháo đường ở phụ nữ khi mang thai, chỉ số khối cơ thể được ghi nhận:
- 10% cho phụ nữ có IMC từ 20-25 kg / m2;
- 35% cho những người có IMC 30 kg / m2;
- 100% cho những người có IMC 40 kg / m2.
* Các yếu tố nguy cơ
- Xuất hiện cao huyết áp và ngưng thở khi ngủ.
- Nguy cơ cao dị tật thai nhi do tình trạng mẹ bầu có tiềm ẩn bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Tỷ lệ tiền sản giật ở phụ nữ béo phì (biến chứng lâm sàng nghiêm trọng liên quan đến tăng huyết áp và sự hiện diện của protein trong nước tiểu), có (hoặc không mắc bệnh tiểu đường) là 15%, so với tỷ lệ 4% ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nhưng có cân nặng bình thường.
3/ Biến chứng trong và sau khi sinh con
- Trong quá trình sinh con.
Ở những người béo phì, tuần hoàn máu có thể bị chậm lại do nồng độ chất béo trong máu cao hơn. Nguy cơ tử vong ở tử cung và sinh non được nhân lên gấp 2 hoặc thậm chí 3 vì nhau thai không hoạt động bình thường do không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và oxy giúp thai nhi phát triển đúng cách.
Trong giai đoạn chuyển dạ ở sản phụ béo phì, các biện pháp hỗ trợ cho quá trình sinh nở khá phức tạp được giải thích do sự giãn nở của tử cung không đáp ứng kích thước của thai nhi và sự chuyển động chậm của các cơ bắp, sự sai lệch ngoài màng cứng hoặc do khối lượng mỡ quá nhiều gây khó khăn cho việc xác định vị trí đốt sống. Đây là nguyên nhân của tỷ lệ sinh mổ ở sản phụ béo phì lên đến 30 – 35%, đồng thời với nguy cơ mắc bệnh huyết khối, viêm tĩnh mạch, và nhiễm trùng (đường tiết niệu, sẹo) cao hơn so với các sản phụ có IMC bình thường.
- Thời kỳ hậu sản. Ở những bà mẹ béo phì khi sinh mổ, nguy cơ đông máu (huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc viêm tĩnh mạch và tắc mạch phổi) sẽ tăng cao vối cấp số nhân trong giai đoạn hậu sản, so với sản phụ có cân nặng bình thường, nguy cơ huyết khối thời kỳ hậu sản, trung bình là 30 lần so trong 16 tuần sau khi sinh.
4/ Các yếu tố nguy cơ tác động đến trẻ sau khi sinh
Các nhà khoa học đều có chung nhận định về yếu tố nguy cơ gây ra cho trẻ từ bà mẹ béo phì hoặc thừa cân:
- Nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn ở bộ phận sinh dục hoặc hệ tiêu hóa và thần kinh. Những điều này có thể được giải thích bằng những bất thường đã có từ trước trong thai kỳ sớm như bệnh tiểu đường;
- Có thể gặp các biến chứng khi sinh khó do kẹt vai, chấn thương sản khoa do phương pháp sinh mổ;
- Chỉ số IMC của mẹ tăng lên có tác động di truyền đến thai nhi, nguyên nhân về sự phát triển quá mức của chất béo ở trẻ em mà sau này có thể dẫn đến thừa cân hoặc béo phì.
4/ Tầm quan trong của việc phòng ngừa
Việc tăng cân quá mức kể khi mang thai ở phụ nữ trực tiếp thúc đẩy nguy cơ béo phì. Do đó thói quen ăn uống của các mẹ bầu trong thai kỳ cần được đặc biệt quan tâm cùng với một lối sống lành mạnh để có một thai kỳ tốt đẹp:
- Dung nạp đầy đủ Vitamin D (từ ánh nắng mặt trời, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu và đặc biệt là đậu nành, hạnh nhân, cá hồi, bông cải xanh, nước cam, sữa, lòng đỏ trứng gà... theo nhu cầu của cơ thể, phòng ngừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sức khỏe của trẻ và mẹ bầu, vốn có liên quan đến nguy cơ béo phì
- Hạn chế tối đa các thực phẩm chiên (khoai tây chiên, cốm, cá, tôm chiên với nước sốt, v.v.);
- Không sử dụng có thực phẩm hoặc thức uống có đường bánh ngọt (thậm chí là tự làm), nước ép trái cây, soda, bánh mì trắng …;
- Hạn chế cafein (trà đen, cà phê) chỉ dùng khoảng 2 đến 3 tách mỗi ngày, không có đường;
- Đảm bảo 3 bữa chính và 2 bữa ăn nhẹ với thực đơn điều chỉnh phù hợp để tránh hạ đường huyết và giảm nguy cơ kháng insulin. Mỗi trong 3 bữa ăn phải bao gồm protein động vật (thịt, cá, trứng hoặc sản phẩm từ sữa) hoặc rau (đậu lăng, đậu trắng hoặc đỏ, tempeh ..), rau sống và hấp, một phần 150g rau hoặc tinh bột nấu chín và một thìa dầu thực vật lạnh (ô liu, vừng, ...). Nên ăn thật chậm để các quan tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn cũng là một hình thức thư giãn;
- Thường xuyên vận động như đi bộ, bơi lội hoặc yoga trước khi sinh có thể điều chỉnh cân nặng và hạn chế việc sản xuất insulin.
CN Nguyễn Thị Minh Tâm
(Tổng hợp từ US National of medecine,
Académie nationale de médecine,
Newsletter – Santé sur le Net)
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).