Các xét nghiệm thường qui trong thai kỳ
CN. Nguyễn Thảo Phương Khanh
K. Xét nghiệm - BV Từ Dũ
Ảnh do tảc giả cung cấp.
|
Khi bạn đến khám thai tại bệnh viện Từ Dũ cũng như các bệnh viện khác, các bác sĩ sẽ cho xét nghiệm CTM (công thức máu), GS-Rh (nhóm máu), HIV, HbsAg(viêm gan B), BW(thử giang mai,) Glycemie(đường trong máu). Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về mỗi xét nghiệm, ở đây chúng tôi đưa ra một số khái niệm đơn giản cũng như thông tin cần thiết để các thai phụ có thể tham khảo
1. Công thức máu (CTM)
Các thông số trong CTM:
- Dòng hồng cầu:
HGB: nồng độ hemoglobin trong máu (đơn vị tính bằng g/l hay g/dl)
Hct : đây là phần trăm thể tích của các tế bào máu
Các chỉ số trong dòng hồng cầu
MCHC: nồng độ hemoglobin trong một hồng cầu
MCH : số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu
- Dòng bạch cầu:
- Dòng tiểu cầu:
PLT (Platelet): số lượng tiểu cầu trong một mm3 máu
Nếu số lượng tiểu cầu giảm do bệnh lý của thai kỳ các bác sĩ sẽ hướng dẫn và có phương pháp điều trị tích cực.
2.GS-Rh:
Định nhóm máu để biết nhóm máu ABO của thai phụ. Đặc biệt yếu tố Rhesus(+ hay -) rất cần thiết trong trường hợp phải truyền máu.
Trường hợp nhóm máu Rh âm các thai phụ cần khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thai phụ có thể tham khảo bài viết Định nhóm máu trong thai kỳ của bác sĩ Hoài An.
3.HIV, HBsAg, BW
HIV (human immunodeficiency virus)
Xét nghiệm này nhằm ngăn chặn sự lây truyền bệnh viêm gan từ mẹ sang con, và từ đó có những phương pháp phòng ngừa thích hợp cho cả mẹ và thai nhi.
BW
Xét ngiệm chẩn đoán bệnh giang mai. Xoắn khuẩn giang mai có thể thâm nhiễm vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, khi nhau đã phát triển đủ cho sự di chuyển xoắn khuẩn vào thai. Bệnh có thể làm ngưng sự phát triển của thai nhi, làm sinh non và thai chết ngay sau sinh, hay sinh trẻ bình thường nhưng sẽ phát triển những dấu hiệu giang mai bẩm sinh trễ
4.Glycemie:
Xét nghiệm đường huyết lúc đói. Xét nghiệm này nhằm tầm soát bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Những trường hợp có nguy cơ cao các bác sĩ sẽ chỉ định cho các thai phụ test dung nạp đường để chẩn đoán và điều trị sớm nhằm giảm nguy cơ cho thai kỳ.
Tài liệu tham khảo:
1. Vi khuẩn học (khoa Y-Bộ môn vi sinh)
2. Virut học (khoa Y-bộ môn vi sinh)
3. Lâm sàng huyết học(PGS-Trần Văn Bé)
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).