Cách khắc phục một số khó khăn thường gặp trong thai kỳ
1. Kiểm soát ốm nghén:
Khoảng 70% phụ nữ mang thai có triệu chứng ốm nghén, thường xuất hiện vào giai đoạn đầu của thai kỳ lúc thai 9-10 tuần. Thông thường,
cuối tháng thứ 4 của thai kỳ các triệu chứng này gần như biến mất hoàn toàn hoặc giảm đi nhiều.
Để làm giảm đi các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ ốm nghén các mẹ bầu có thể:
- Chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa chính (khoảng 2 tiếng ăn một lần).
- Tránh những thực phẩm có mùi, thực phẩm chiên nướng, dầu mỡ sẽ làm cho tình trạng ốm nghén tệ hơn.
- Ăn nhiều trái cây, rau củ, uống nhiều nước, có thể để sẵn những thực phẩm này bên mình để ăn bất cứ khi nào có thể trong ngày. Thêm gừng, chanh vào các bữa ăn hàng ngày. Có thể ăn bánh mì hoặc ngũ cốc nguyên chất vào buổi sáng.
- Ăn ít đường và giảm ăn mặn.
- Nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.
2. Giảm táo bón:
Có 35-40% phụ nữ mang thai có hiện tượng táo bón trong thai kỳ.
Các mẹ bầu có thể làm theo những cách sau để giảm táo bón:
- Cần uống nhiều nước (6-8 ly nước một ngày)
- Tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức và phù hợp với sức khỏe.
- Tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất xơ: rau củ quả sạch, trái cây (một số loại trái cây giúp giảm táo bón như: mận, sung, chuối, cam, lê, táo, kiwi)
Lưu ý, khi uống viên sắt – acid folic để bổ sung vi chất trong thai kỳ cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn nhưng không gây hại gì và thường mất đi sau vài tuần.
3. Giảm chứng ợ nóng:
Hiện tượng ợ nóng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt thai kỳ, nhưng thường xuất hiện nhiều hơn vào những tháng cuối của thai kỳ. Đây cũng là hiện tượng thường gặp, ở khoảng 30-35% phụ nữ mang thai.
Có thể làm theo một số cách sau để giảm chứng ợ nóng ở phụ nữ mang thai:
- Tránh ăn những thực phẩm gây chứng ợ nóng như: sô cô la, đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn cay, rượu, cà phê, bạc hà; đặc biệt tránh ăn vào thời gian trước khi đi ngủ vì thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết nên khi nằm xuống, axit trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, gây khó chịu.
- Uống sữa hay các chế phẩm sữa (sữa chua, phô mai) có thể làm giảm bớt chứng ợ nóng vì trong sữa có chứa nhiều can xi và một số chất khoáng giúp trung hòa axit trong dạ dày.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và không nên ăn nhiều trước khi đi ngủ.
- Nằm nghiêng bên trái hoặc kê cao gối khi ngủ.
Lưu ý, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn sử dụng thuốc kháng acid. Một số loại thuốc có thể làm giảm hấp thu sắt khi dùng chung.
4. Giảm mệt mỏi:
- Mẹ bầu cần ngủ đủ giấc (8 giờ/ngày, ngủ trưa 30 phút), ngủ đúng giờ, tránh ngủ trễ.
- Thư giãn, đọc sách, xem tivi, nghe nhạc...
5. Giảm đau lưng:
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu tại một vị trí.
- Không mang giày cao gót; nên mang giày đế bằng hoặc cao 2-3 phân.
- Để gối mềm sau lưng khi ngồi.
- Liệu pháp massage sẽ giúp cho thai phụ giảm đau lưng đáng kể.
- Nên kết hợp tập các động tác yoga dành cho mẹ bầu để giảm đau lưng và cải thiện chức năng tim, phổi,thần kinh.
(TH – tổng hợp và lược dịch)
Tài liệu tham khảo:
Healthy eating during pregnancy and breastfeeding (WHO)
Tài liệu tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai – Khoa Dinh dưỡng tiết chế Bv Từ Dũ
Vết rạn da thực chất cũng là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da. Khi những vết rách này lành lại tạo thành các vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và phá vỡ mô liên kết dưới da. Sợi elastin thường ngắn mỏng hơn so với vùng da khác.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.