Chẩn đoán trước sanh
![]() |
Siêu âm tại Bv Từ Dũ |
BV Từ Dũ
Khi có thai, ước muốn của người làm cha, làm mẹ là sinh được đứa con khoẻ mạnh. Trung tâm chẩn đoán trước sanh và tư vấn di truyền đáp ứng được nguyện vọng trên của các cặp vợ chồng và cộng đồng.
cung cấp thông tin cho các cặp vợ chồng thuộc nhóm có nguy cơ cao để quyết định có thai hay không và lúc nào nên có thai.
Hướng dẫn các bà mẹ mang thai thuộc nhóm nguy cơ cao để theo dõi chẩn đoán tình trạng của thai trước sanh (từ tuần 12 đến tuần 22 của thai kỳ).
Phát hiện sớm các thai nhi bị khuyết tật để tư vấn cho các cặp vợ chồng nên giữ hoặc bỏ thai.
Các bà mẹ có thai khi nào nên đi khám và chẩn đoán trước sanh.
- Bà mẹ trên 35 tuổi.
- Có tiền sử sanh con dị tật – thai lưu – sẩy thai liên tiếp.
- Bố mẹ có tiếp xúc với: tia xạ, chất độc hoá học, chất độc da cam.
- Bà mẹ bị các bệnh như: nhiễm siêu vi 3 tháng đầu thai kỳ, bệnh nội khoa.
- Siêu âm hoặc xét nghiệm máu có phát hiện bất thường.
Các bác sĩ sẽ làm gì?
- Siêu âm 2 chiều – 3 chiều.
- Những phụ nữ mang thai thuộc nhóm có nguy cơ cao sẽ được xét nghiệm: αFP, βhCG, uE3, lấy nước ối hoặc sinh thiết gai nhau khảo sát nhiễm sắc thể.
- Hội chẩn các bác sĩ chuyên khoa Sản, Nhi và Giải phẩu bệnh – Di truyền.
- Tư vấn cho gia đình (cha,mẹ…) về sức khoẻ của thai nhi, nên giữ hay bỏ thai, cách theo dõi và điều trị cho em bé sau sanh…
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).
Viêm âm đạo là một bệnh phụ khoa thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ mang thai. Bởi vì một số thay đổi sinh lý của cơ thể khi mang thai, mẹ bầu dễ bị viêm âm đạo hơn bình thường.
Túi ối là môi trường để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, giúp thai nhi hấp thụ các chất dinh dưỡng và bảo vệ khỏi các tác động từ bên ngoài.
Có rất nhiều lợi ích khi tập thể dục đều đặn trong thai kỳ, bao gồm các lợi ích về sức khỏe sinh lý, tâm lý, ngăn ngừa tăng cân quá mức, giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và bệnh lý tim mạch.