Chất lượng giấc ngủ kém ở phụ nữ mang thai lớn tuổi có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe trẻ sơ sinh
ThS. DS. Đặng Thị Thuận Thảo (dịch)
Bệnh viện Từ Dũ
Chất lượng giấc ngủ kém ở phụ nữ mang thai lớn tuổi (AMA) có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ sơ sinh, làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và trẻ sơ sinh có nguy cơ cần chăm sóc đặc biệc khi sinh.
Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên báo cáo mối liện hệ giữa chất lượng giấc ngủ kém ở phụ nữ mang thai lớn tuổi khỏe mạnh, không có biến chứng khi mang thai và kết quả chu sinh.
Các phát hiện cho thấy cải thiện chất lượng giấc ngủ ở phụ nữ lớn tuổi sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non và yêu cầu chăm sóc đặc biệt đối với trẻ khi sinh.
Tổng cộng có 446 phụ nữ mang đơn thai và không có biến chứng thai kỳ. Tuổi trung bình của mẫu dân số là 30,0 tuổi, trong đó có 20,4% phụ nữ mang thai lớn tuổi (≥35 tuổi). Tất cả những người tham gia được đánh giá chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) trong khoảng thời gian từ 26-28 tuần và được thu thập dữ liệu về kết quả chu sinh.
Kết quả ban đầu cho thấy không có mối liên quan đáng kể nào giữa chất lượng giấc ngủ trước khi sinh của mẹ và kết quả chu sinh. Tuy nhiên, có xuất hiện mối liên hệ giữa phụ nữ mang thai lớn tuổi, chất lượng giấc ngủ và sức khỏe trẻ sơ sinh (p = 0,021), cân nặng khi sinh (p = 0,026), chiều dài sinh (p = 0,040).
Phân tích cho thấy phụ nữ lớn tuổi có chất lượng giấc ngủ kém (điểm PSQI> 5) sinh ra trẻ sơ sinh có chiều dài ngắn hơn và có nguy cơ cao hơn cần được chăm sóc sơ sinh đặc biệt khi sinh so với phụ nữ mang thai lớn tuổi có chất lượng giấc ngủ tốt (Điểm PSQI ≤5).
Cân nặng của trẻ sơ sinh bị giảm khi có mẹ mang thai lớn tuổi có chất lượng giấc ngủ kém, mặc dù nó không đạt được ý nghĩa thống kê (p = 0,072). Chất lượng giấc ngủ trước sinh ở phụ nữ dưới 35 tuổi không liên quan đến bất kỳ kết quả chu sinh nào được nghiên cứu.
Hạn chế nghiên cứu là không sàng lọc phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ khi mang thai hoặc rối loạn giấc ngủ có sẵn.
Tài liệu tham khảo
Jairia Dela Cruz (2020), Sleeping poorly in older pregnant women may be bad for babies.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).
Viêm âm đạo là một bệnh phụ khoa thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ mang thai. Bởi vì một số thay đổi sinh lý của cơ thể khi mang thai, mẹ bầu dễ bị viêm âm đạo hơn bình thường.
Túi ối là môi trường để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, giúp thai nhi hấp thụ các chất dinh dưỡng và bảo vệ khỏi các tác động từ bên ngoài.
Có rất nhiều lợi ích khi tập thể dục đều đặn trong thai kỳ, bao gồm các lợi ích về sức khỏe sinh lý, tâm lý, ngăn ngừa tăng cân quá mức, giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và bệnh lý tim mạch.