Chọc hút dịch ối trong 3 tháng cuối thai kỳ
Khoa Sản A
BV Từ Dũ
Chọc hút dịch ối là gì?
Là dùng một kim dài, mảnh, qua siêu âm, chọc xuyên qua thành bụng (sau khi được sát trùng kỹ) vào buồng tử cung rút dịch ối.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, những trường hợp nào cần phải chọc hút dịch ối?
- Thiểu ối hay lượng ối giảm. Trong trường hợp này cần chọc ối để xem màu dịch ối, có thể gởi dịch ối xác định độ trưởng thành thai nhi.
- Cần xác định độ trưởng thành của thai nhi: đối với những thai phụ không nhớ rõ ngày kinh chót, không có siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ hoặc không khám thai.
- Cần giảm áp lực buồng ối trong trường hợp đa ối cấp gây khó thở cho thai phụ.
Những nguy cơ nào có thể xảy ra sau khi chọc hút dịch ối?
- Nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai.
- Sang thương trên thai: do kim chọc ối chạm vào phần thai gây chạm thương.
- Gây máu tụ sau nhau, nặng có thể làm nhau bong non.
- Gây máu tụ thành bụng.
- Gây chuyển dạ.
Tuy vậy, những nguy cơ này rất hiếm khi xảy ra. Các thầy thuốc hết sức cẩn thận để hạn chế các nguy cơ trên: thực hiện thủ thuật trong điều kiện vô trùng, chọc ối dưới sự hướng dẫn của siêu âm để tránh chạm thương cho bé và sang chấn cho mẹ.
Bạn cần phải làm gì sau khi được chọc hút dịch ối?
- Nằm nghỉ tại giường.
- Theo dõi thai máy: đếm cử động thai trong ngày.
- Theo dõi cơn gò tử cung.
- Để ý xem có ra huyết âm đạo hay không.
- Nếu có bất thường cần báo ngay cho nhân viên y tế.
Vết rạn da thực chất cũng là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da. Khi những vết rách này lành lại tạo thành các vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và phá vỡ mô liên kết dưới da. Sợi elastin thường ngắn mỏng hơn so với vùng da khác.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.