Chuẩn bị cho việc mang thai
Chăm sóc sức khỏe khi mang thai là điều rất quan trọng, nhưng việc chuẩn bị tinh thần và sức khỏe trước khi mang thai cũng quan trọng không kém, vì đó là tiền đề để em bé sinh ra của bạn được khỏe mạnh, thông minh. Nào, hãy cùng tham khảo các gợi ý sau đây bạn nhé:
Khám sức khỏe tổng quát
Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể tình trạng sức khỏe của bạn, xem xét bệnh sử của bản thân và gia đình bạn, cũng như rà soát các loại thuốc bạn đang sử dụng. Có những loại thuốc không an toàn trong thai kỳ mà bạn cần
Ảnh minh họa - Nguồn internet |
ngừng sử dụng hay chuyển đổi sang các loại thuốc khác. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn những bước quan trọng cần thực hiện để chuẩn bị mang thai, như tăng cân/giảm cân nếu cần thiết, tiêm ngừa, thay đổi những thói quen có hại cho sức khỏe, v.v…
Bạn cũng nên hỏi bác sĩ về việc bổ sung dinh dưỡng từ các loại viên uống bổ sung đa vitamin, đa khoáng chất, VÌ chế độ ăn uống mỗi ngày cũng có thể không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Áp dụng chế độ ăn lành mạnh
Ảnh minh họa - Nguồn internet |
Bạn cần ăn uống đa dạng, lựa chọn những thức ăn giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất để cơ thể dự trữ đủ dưỡng chất cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh sắp đến.
Hãy tăng cường trái cây và rau xanh vào bữa ăn hàng ngày. Những thực phẩm giàu canxi – như sữa, sữa chua – cũng rất cần thiết. Protein đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ của bé mà bạn cần chú ý bổ sung có thể tìm thấy trong các loại đậu, hạt, trứng, ngũ cốc nguyên chất,…
Cá là nguồn chứa axit béo omega 3 tuyệt vời rất cần thiết cho sự phát triển não và mắt bé. Nhưng có những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kình, cá ngừ, cá kiếm là loại thực phẩm mà bạn nên tránh, bởi thủy ngân có thể gây ra nhiều biến chứng xấu với thai nhi, đặc biệt ảnh hưởng nhiều đến não.
Hình thành thói quen sinh hoạt tốt
Một số thay đổi quan trọng trong thói quen sinh hoạt mà bạn cần trước và trong khi mang thai:
- Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn: tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn, bao gồm tăng sức mạnh cơ bắp, tăng sức đề kháng cơ thể, kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ…
- Từ bỏ thuốc lá: thuốc lá có thể dẫn đến tình trạng thai nhẹ cân, sinh non, sảy thai. Ngoài ra, nó cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng tinh trùng, hạn chế khả năng thụ thai của bạn.
- Nói không với rượu bia: rượu bia không chỉ ảnh hưởng tới số lượng mà cả chất lượng tinh trùng. Nó cũng gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất và sự phát triển của thai nhi.
- Giảm thiểu rủi ro từ môi trường xung quanh: tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại hay tia phóng xạ, không ăn đồ sống, chủ động phòng tránh lây bệnh từ nguồn bệnh hay thú nuôi,…
Ảnh minh họa - Nguồn internet |
Chuẩn bị về tinh thần và vật chất:
Ảnh minh họa - Nguồn internet |
Cả hai vợ chồng cần giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ và yêu thương nhau. Tránh cãi vả, căng thẳng, bởi căng thẳng quá độ là nguyên nhân làm rối loạn hoạt động buồng trứng, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Đồng thời, căng thẳng cũng có thể làm giảm tần suất quan hệ vợ chồng, từ đó làm giảm khả năng thụ thai.
Bạn cũng cần chuẩn bị trước ngân sách cho việc mua sắm đồ dùng, sinh nở, chăm sóc cho mẹ và bé sau khi sinh. Đây cũng là thời điểm bạn có thể tìm hiểu và chọn mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe phù hợp để được hỗ trợ phần nào chi phí khám thai, sinh nở.
Hoa Phượng tổng hợp và lược dịch
Nguồn: Babycenter.com, parents.com
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).