Chương trình dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con tại bệnh viện Từ Dũ
Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được phát triển khỏe mạnh, không bị mắc các bệnh có thể phòng tránh được, trong đó có các bệnh lây truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, hàng năm, trên thế giới vẫn còn số lượng không nhỏ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ. Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương đã ban hành Khung kế hoạch loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền mẹ từ mẹ sang con giai đoạn 2018-2030 nhằm tiến tới loại trừ 3 bệnh kể trên vào năm 2030.
Hiện nay tại Bệnh viện Từ Dũ đã triển khai chương trình dự phòng lây truyền HIV, Viêm gan B và Giang mai từ mẹ sang con trọn gói. Nhằm phòng cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho thai phụ và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm bệnh, gồm:
- Tư vấn trước xét nghiệm
- Nếu người bệnh đồng ý sẽ lấy máu thực hiện xét nghiệm
- Tư vấn sau xét nghiệm
- Đối với thai phụ có kết quả sàng lọc dương tính sẽ được tư vấn điều trị, chăm sóc và chuyển gửi đến các cơ sở y tế chuyên khoa
Bước 1: Cung cấp thông tin trước xét nghiệm
Các đối tượng được tư vấn thực hiện xét nghiệm gồm
- Phụ nữ mang thai đến khám thai lần đầu tại bệnh viện
- phụ nữ mang thai khi đến sinh nhưng chưa được xét nghiệm sàng lọc trong thời gian mang thai
- phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm âm tính trước 3 tháng và nghi ngờ có nguy cơ cao nhiễm HIV, Viêm gan B hoặc giang mai
=> vì cần phát hiện sớm và can thiệp có hiệu quả để ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con.
Bước 2: Xét nghiệm sàng lọc HIV, HBV và giang mai
Lấy máu để làm xét nghiệm tại khoa Xét nghiệm, chờ kết quả trong ngày
- Test nhanh HIV
- HBsAg
- Giang mai miễn dịch tự động
Bước 3. Tư vấn sau xét nghiệm
Kết quả sàng lọc âm tính:
- Có nghĩa thời điểm hiện tại thai phụ chưa nhiễm bệnh
- Tuy nhiên vẫn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV, viêm gan B và giang mai
Bước 4 : Tư vấn Phụ nữ mang thai có kết quả phản ứng với xét nghiệm sàng lọc
4.1 Phụ nữ mang thai có kết quả test nhanh HIV có phản ứng:
- Trong trường hợp này thai phụ có phản ứng huyết thanh với HIV cần phải thực hiện thêm xét nghiệm khẳng định tình trạng nhiễm HIV.
- Kết quả xét nghiệm khẳng định sẽ có trong tuần
- Kết quả khẳng định âm tính: thai phụ vẫn tiếp tục theo dõi thai kỳ
- Kết quả khẳng định HIV dương tính, thai phụ sẽ được:
+ Cấp phát thuốc ARV miễn phí tại viện
+ Chuyển gửi đến cơ sở chăm sóc và điều trị HIV
+ Thai phụ vẫn tiếp tục theo dõi thai kỳ tại BV Từ Dũ
4.2 Trường hợp test nhanh HIV có phản ứng trong quá trình chuyển dạ :
- Điều trị dự phòng ARV ngay cho mẹ để hạn chế lây nhiễm trong chuyển dạ
- Lấy máu XN khẳng định
- Điều trị cho con ngay sau khi sinh bằng siro Nivemum hoặc Zidovudine theo hướng dẫn của Bộ Y tế
- Trẻ được xét nghiệm PCR
4.3 Chăm sóc trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV:
- Gia đình cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để hạn chế lây nhiễm
- Cho trẻ uống ARV dự phòng đúng giờ, đúng liều lượng theo hướng dẫn
- trong sữa mẹ có vi rút HIV nên bà mẹ cần quyết định cho con bú sữa thay thế, đảm bảo đủ sữa ăn thay thế hoàn toàn trong 6 tháng đầu, để hạn chế lây truyền HIV từ sữa mẹ
- Trường hợp mẹ quyết định cho con bú sữa mẹ phải điều trị bằng thuốc ARV và tuân thủ điều trị tốt để đạt được tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế, tốt nhất là dưới ngưỡng phát hiện.
- Chuyển gửi trẻ đến theo dõi sức khoẻ tại BV Nhi Đồng, xét nghiệm PCR sau sinh 4-6 tuần
4.4 Phụ nữ mang thai có kết quả sàng lọc HBsAg dương tính
- Trong giai đoạn mang thai và chuyển dạ Thai phụ có nguy cơ lây truyền viêm gan B sang con nên cần áp dụng các biện pháp dự phòng
- Phụ nữ mang thai cần đến khám chuyên khoa truyền nhiễm hoặc cơ sở chăm sóc và điều trị các bệnh về gan để đánh giá tình trạng bệnh viêm gan B (ví dụ BV Nhiệt Đới)
- Điều trị dự phòng lây truyền mẹ con từ lúc thai 24-28 tuần bằng thuốc Tenofovir
- Trong vòng 24 giờ sau sinh bé được tiêm: vắc xin viêm gan B và kháng huyết thanh viêm gan B (Hepatitis B Immunoglobuline)
- Cho trẻ bú sữa mẹ.
- Chuyển gửi bé tiếp tục theo dõi sức khoẻ tại BV Nhi Đồng. Bé sẽ được làm xét nghiệm HBsAg và anti-HBs khi 7-12 tháng tuổi hoặc sau liều vắc xin cuối cùng 3 tháng để đánh giá tình trạng nhiễm HBV và đáp ứng kháng thể.
4.5 Phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm sàng lọc giang mai dương tính:
- Thai phụ cần đến khám Bệnh viện Da Liễu để đánh giá giai đoạn bệnh và điều trị bằng Benzathine Penicilline theo hướng dẫn của Bộ Y tế
- Cần điều trị càng sớm càng tốt vì nguy cơ lây truyền sang con, và bé có nguy cơ mắc giang mai bẩm sinh
- Sau sinh bé có thể bú sữa mẹ
- Sau sinh bé được nghiệm Rapid Plasma Regain (RPR)
- Được điều trị dự phòng 1 liều duy nhất benzathine penicillin 50.000 đơn vị/kg/ngày nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc giang mai bẩm sinh
- Theo dõi để phát hiện các triệu chứng giang mai bẩm sinh ở thời điểm tuần thứ 6, 10, 14 và 9 tháng sau sinh.
Link youtube: https://youtu.be/gkely_yxtJo
CNHS. Hoàng Thị Tú Quyên
Phòng Chỉ đạo tuyến
Vết rạn da thực chất cũng là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da. Khi những vết rách này lành lại tạo thành các vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và phá vỡ mô liên kết dưới da. Sợi elastin thường ngắn mỏng hơn so với vùng da khác.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.