Cytomegalo Virus
CN. Hạ Đình Bửu Thắm
CN. Nguyễn Ngọc Trang Đài
K. Xét nghiệm – BV Từ Dũ
1. Định nghĩa:
Virus Cytomegalo (CMV) là loại virus thuộc nhóm Herpes, tên gọi từ tế bào bị nhiễm virus phồng to lên. Đây là tác nhân có thể gây nhiều bệnh cho mọi nhóm tuổi, từ những bất thường bẩm sinh đến các rối loạn bệnh lý, đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch.
2. Sự lây truyền và dịch tễ:
- CMV có mặt ở khắp nơi trên thế giới, chỉ gây dịch nhỏ. Cuộc sống cộng đồng và vệ sinh cá nhân kém là điều kiện thuận lợi cho sự lây truyền bệnh; khoảng 1% sơ sinh nhiễm CMV, tỉ lệ này cao hơn ở các nước đang phát triển.
- CMV có thể hiện diện trong sữa mẹ, nước miếng, phân người và nước tiểu. Sự lây truyền theo nhiều kiểu khác nhau. Nhiễm ở tuổi chu sinh và trẻ em nhỏ xảy ra rất thường xuyên. Giai đoạn sớm thì truyền qua nhau thai, trong lúc sinh và trong sữa mẹ. Ở trẻ nhỏ thì truyền qua nước bọt. Lúc lớn thì truyền qua đường sinh dục, CMV hiện diện âm thầm trong tinh dịch và dịch tiết cổ tử cung. Nó cũng truyền qua đường máu hoặc ghép cơ quan. 80% người lớn có kháng thể.
3. Tính chất:
CMV có tính đặc hiệu loài và tế bào, về cấu trúc và hình dạng tương tự như những herpesvirus khác, nhưng CMV chỉ có đơn độc 1 serotýp .
4. Sinh bệnh học:
5. Bệnh học:
|
Nhiễm CMV ở người lớn và trẻ em lớn:
Nhiễm CMV chu sinh:
- Đa số các trẻ này đều không có triệu chứng, một số trẻ có thể có triệu chứng viêm phổi kẽ kéo dài. Một số triệu chứng khác hay gặp như cân nặng lúc sinh thấp, viêm hạch, nổi mẩn, viêm gan, tế bào lympho tăng và thiếu máu.
|
Nhiễm CMV bẩm sinh:
- Hầu như chỉ những thai nhi có mẹ bị nhiễm CMV lần đầu trong khi mang thai mới có triệu chứng lâm sàng.
Xét nghiệm cận lâm sàng: men gan tăng, tiểu cầu giảm, bilirubin cao, tán huyết, protein trong dịch não tủy cao.
6. Chẩn đoán:
Các xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định nhiễm CMV: phân lập siêu vi CMV, tìm kháng thể - kháng nguyên CMV, thử nghiệm PCR tìm CMV-DNA hoặc quan sát trực tiếp bằng kính hiển vi điện tử.
|
Phân lập virus:
- Bệnh phẩm: nước rửa họng, nước tiểu.
- Cấy bệnh phẩm vào tế bào và quan sát sự thay đổi tế bào sau 1-2 tuần lễ sẽ cho hình ảnh tế bào bị phồng to chứa nhiều thể vùi trong nhân tế bào.
- Do sự hủy hoại tế bào xảy ra chậm (1-2 tuần) nên khuyết điểm của phương pháp này là thời gian đọc kết quả lâu.
- Phân lập virus kết hợp với chuyển đổi huyết thanh là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán sơ nhiễm CMV ở người bình thường.
Chẩn đoán huyết thanh học:
- Thử nghiệm trung hòa, miễn dịch huỳnh quang tìm kháng thể rất hữu ích trong chẩn đoán các trường hợp nhiễm trùng bẩm sinh nhưng không có biểu hiện lâm sàng.
- Kháng thể đặc hiệu chống virus Cytomegalo là IgM, IgA và IgG. Kháng thể có trong sữa mẹ không ngăn chặn được sự lây truyền từ mẹ sang con và hạn chế được sự trầm trọng của bệnh.
- Khi nhiễm CMV thì mang IgG dương tính suốt đời
7. Phòng bệnh:
- Hiện vẫn chưa có vaccine dự phòng CMV.
- Sàng lọc kĩ máu trước khi truyền máu, sàng lọc tủy xương tạng ghép trước khi đưa vào người nhận
- Trẻ bị bệnh thể vùi tế bào khổng lồ thải virus qua nước tiểu phải cách ly với những trẻ khác.
8. Điều trị:
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho người nhiễm CMV.
Ganciclovir có thể làm giảm triệu chứng ở người suy giảm miễn dịch nhiễm CMV.
Tài liệu tham khảo:
1. Lý Văn Xuân.Virus học. Nhà xuất bản y học
2. Bộ y tế. Trường ĐHYD TPHCM.Virus học. Bộ môn vi sinh
3. Hương Cát. Viện Thông tin y học Trung ương VN.CDC
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).