Đau đầu khi mang thai
ThS. DS. Huỳnh Phương Thảo – Khoa Dược (lược dịch)
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt. Ngoài ra, nó có thể là cơn đau đầu thứ phát, kết quả của đợt cấp của một bệnh lý đã có từ trước, biểu hiện cho những vấn đề liên quan đến hệ thần kinh.
Việc kiểm soát đau đầu khi mang thai cho bệnh nhân có tiền sử đau nửa đầu rất quan trọng vì ở những bệnh nhân này có nguy cơ tiền sản giật cao hơn so với người không bị đau nửa đầu. (1)
Nguyên tắc điều trị đau đầu là giảm triệu chứng, cân nhắc tránh sử dụng các thuốc có khả năng gây quái thai hoặc gây hại cho thai nhi vì đau đầu thường không gây ảnh hưởng xấu đến kết quả mang thai. (2)
Các can thiệp không dùng thuốc được đề xuất như thay đổi lối sống, thư giãn, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng, uống đủ nước… (1)
Tài liệu tham khảo
- ACOG (May 2022), Clinical Practice Guideline, Headaches in Pregnancy and Postpartum, Number 3.
- https://www.uptodate.com/contents/headache-during-pregnancy-and-postpartum. Truy cập ngày 16/5/2022.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).
Trong khi mang thai nếu bà bầu bị nhiễm virus có thể sẽ ảnh hưởng ngay đến thai nhi hoặc đến lần mang thai tới, nên việc dự phòng các bệnh này là cực kỳ quan trọng.