Đau vùng chậu khi mang thai – nỗi niềm cần chia sẻ
Hạnh phúc khi mang trong mình một mầm non bé nhỏ là vô hạn, nhưng những khó chịu trong thai kỳ cũng dường như không bao giờ kể hết. Đau vùng chậu cũng là một tình trạng gây ra không ít khó khăn, thử thách đối với các mẹ bầu. Ấy vậy mà nó lại xảy ra khá phổ biến, chiếm khoảng 20% các mẹ bầu cơ đấy, và nó khiến những việc tưởng chừng hết sức bình thường như đi bộ, leo cầu thang, hay xoay trở người trên giường, cũng trở nên đau đớn, khó chịu.
Đau vùng chậu là gì?
Hình minh họa - nguồn internet |
Khung chậu có cấu trúc vòng đai tròn, được tạo bởi xương cùng ở phía sau và 2 xương chậu hai bên, hình dạng giống cái chậu. Các triệu chứng của đau vùng chậu có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm đau ở vùng mu, vùng dưới thắt lưng, hông, háng, đùi hoặc đầu gối. Những cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi di chuyển, ví dụ như khi đi bộ, khi bước lên/xuống bậc cao, thay quần áo, xoay trở người trên giường hay khi quan hệ tình dục.
Điều gì gây ra tình trạng này?
“Thủ phạm” gây ra đau vùng chậu có thể bao gồm:
- Nội tiết thai kỳ: Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sản sinh ra relaxin nhằm nới lỏng các dây chằng ở xương chậu, giúp chuẩn bị cho sự ra đời của bé qua ngả âm đạo. Nhưng điều này cũng khiến các khớp xương vùng chậu di chuyển không đồng đều, xương chậu trở nên kém ổn định và do đó gây ra sự đau đớn đối với mỗi cử động.
- Trọng lượng của bé: Khi em bé của bạn phát triển trong bụng mẹ, trọng lượng tăng thêm và sự thay đổi trong cách bạn ngồi hoặc đứng sẽ gây ra nhiều căng thẳng hơn cho xương chậu của bạn.
- Những vấn đề về lưng hoặc bị chấn thương xương chậu trước khi mang thai: điều này khiến cho tình trạng đau vùng chậu càng trở nên trầm trọng trong thai kỳ.
Đau vùng chậu có ảnh hưởng gì đến bé và quá trình sinh nở không?
Các mẹ bầu có thể yên tâm rằng mặc dù những cơn đau vùng chậu có thể rất đau đớn và khó chịu với mẹ, nhưng nó sẽ không gây hại đến bé yêu trong bụng. Hầu hết các mẹ bầu bị đau vùng chậu trong thai kỳ vẫn có thể sinh thường qua ngả âm đạo.
Tôi có thể làm gì để giúp giảm bớt các triệu chứng của mình?
Các biện pháp đơn giản sau đây có thể giúp các mẹ bầu dễ chịu hơn:
- Không ngồi quá 30 phút một lần mà thay đổi vị trí thường xuyên.
- Không bước quá dài, quá cao.
- Nằm ngủ nghiêng về phía ít đau hơn.
- Dồn trọng tâm cân bằng cả hai chân khi đứng, tránh đứng một chân hay bắt tréo chân.
- Thay quần áo ở tư thế ngồi.
- Giữ hai đầu gối gần nhau khi xoay người trên giường.
- Khi ngủ, đặt một chiếc gối mềm dưới bụng và giữa hai chân để làm giảm áp lực lên vùng chậu.
- Tránh các hoạt động khiến các triệu chứng tồi tệ hơn như: nâng vật nặng, đi quá nhiều, cúi cong người xuống để nâng vác, …
Nếu các biện pháp trên không giúp giảm bớt sự khó chịu và ngày càng trở nên đau hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt hơn. Có thể bạn sẽ cần thực hiện các phương pháp như: đeo đai hỗ trợ hoặc nạng, thực hiện các bài tập tăng cường cơ bụng và cơ sàn chậu, tập vật lý trị liệu … Đối với hầu hết phụ nữ, việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm đau để bạn tiếp tục với các hoạt động thường ngày.
Hoa Phượng lược dịch từ
Vết rạn da thực chất cũng là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da. Khi những vết rách này lành lại tạo thành các vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và phá vỡ mô liên kết dưới da. Sợi elastin thường ngắn mỏng hơn so với vùng da khác.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.