Đau vùng thắt lưng chậu sanh ngã âm đạo là tốt nhất
ThS. BS. Phạm Quang Nhật (Dịch)
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Theo nghiên cứu đoàn hệ của viện sức khoẻ cộng đồng Na Uy, nhóm sản phụ có tiền căn đau vùng thắt lưng chậu trong thời gian mang thai, khi theo dõi thì những sản phụ sanh mổ có khả năng tiếp tục đau dai dẳng kéo dài 6 tháng sau sanh nhiều hơn những sản phụ sanh ngã âm đạo.
Hội chứng đau thắt lưng chậu đặc trưng bởi đau nhiều vùng xương mu và hai bên chậu. Theo nghiên cứu của tác giả Elisabeth K. Bjelland của Phân viện sức khoẻ tâm thần, các sản phụ có hội chứng đau thắt lưng chậu thường yêu cầu được sanh mổ vì họ sợ sanh ngã âm đạo sẽ bị đau trong và sau sanh, đồng thời cơn đau sẽ làm họ khó sanh và sẽ làm nặng thêm cơn đau sau khi sanh. Tuy nhiên, theo tác giả không có bằng chứng khoa học để chứng minh điều này.
Nhằm hiểu rõ hơn dự hậu của cơn đau vùng chậu do mổ lấy thai, tác giả nghiên cứu theo dõi 10,400 phụ nữ Na Uy từ nghiên cứu đoàn hệ Mẹ và Con, những phụ nữ này mang thai lần đầu có hội chứng đau vùng chậu vào tuần thứ 30 của thai kỳ. Người tham gia nghiên cứu sẽ được phát 3 bảng câu hỏi tự trả lời, số liệu được gửi về Sở y tế quản lý khai sinh Na Uy. Trong số 10,400 phụ nữ, 79,9 % sanh thường, 6,7% sanh giúp bằng dụng cụ, 7,2% mổ lấy thai cấp cứu, và 6,2% mổ lấy thai chương trình
Theo kết quả nghiên cứu, nguy cơ đau vùng chậu nặng 6 tháng sau sanh ở người lên chương trình sanh mổ cao gấp 2-3 lần người sanh thường (OR 2,3; CI = 1,4 - 3,9).
Đau vùng thắt lưng chậu nặng sau sinh cũng có sự liên quan với tình trạng mổ lấy thai cấp cứu hay lên chương trình ở những người phụ nữ phải mang nạng trong thai kỳ. Thêm vào đó, sanh giúp bằng dụng cụ làm tăng nguy cơ đau vùng chậu thắt lưng 6 tháng sau sanh.
"Với những kết quả trên trong nghiên cứu của chúng tôi thì không khuyến cáo để hồi phục trong đau vùng chậu thắt lưng mà cho chỉ định mổ lấy thai nếu không có lý do y khoa khác, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những sản phụ có đau vùng thắt lưng chậu thì lựa chọn điều trị tốt nhất là sanh ngã âm đạo"
- Những sản phụ đau vùng chậu thắt lưng nếu sanh mổ sẽ làm tăng nguy cơ không hồi phục.
- Ngoài trừ những lý do y khoa phải mổ lấy thai, thì sanh ngã âm đạo là lựa chọn an toàn nhất cho những sản phụ có đau vùng chậu thắt lưng nặng trong thai kỳ.
Kiến nghị của nghiên cứu:
1. Bjelland EK, Stuge B, Vangen S, et al. Mode of delivery and persistence of pelvic girdle syndrome 6 months postpartum. Am J Obstet Gynecol. 2013. In press.
2. Norwegian Institute of Public Health. Vaginal delivery is the safest option for women with pelvic girdle pain. Press Release. Available at: http://www.fhi.no/eway/default.aspx?pid=238&trg=Area_5954&MainArea_5811=5895:0:15,4992:1:0:0:::0:0&MainLeft_5895=5954:0:15,4992:1:0:0:::0:0&Area_5954=5825:100908::1:5955:1:::0:0. Accessed January 28, 2013.
http://hcp.obgyn.net/pregnancy-and-birth/content/article/1760982/2128817
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).