DHA đối với mẹ bầu và thai nhi
DHA là dưỡng chất vàng vô cùng quan trọng, vì sao ?
DHA là tên viết tắt của Acide docosahexaénoïque - một acid béo không no omega-3, chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám của não bộ (ảnh hưởng tới sự thông minh) và trong võng mạc – gần 60% trong võng mạc (tổng chỉ huy sự nhìn của mắt).
Ở người trưởng thành, DHA có vai trò bảo vệ khỏi nhiều bệnh mãn tính như tim mạch, trầm cảm, tiểu đường, thoái hóa thần kinh (Alzheimer). Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, DHA rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển về thị giác, thúc đẩy các kỹ năng trí tuệ và tâm lý tốt hơn.
Con người có thể tự sản sinh DHA?
Cơ thể con người không thể tự cung cấp đủ DHA. Hiện nay, mặc dù ngày càng có nhiều thực phẩm được bổ sung DHA, nhưng tỷ lệ acid béo này vẫn còn rất thấp trong chế độ ăn uống thường ngày của mọi người. Do đó việc sử dụng thực phẩm có chứa DHA là rất cần thiết , có nguồn gốc từ các loại hải sản như cá trích, cá hồi cá ngừ, cá thu … cùng các loại thực phẩm có khả năng tăng cường DHA như rau củ quả, sữa, trứng, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt…
Thiếu DHA sẽ dẫn đến hậu quả gì?
DHA nằm trong nhóm các acid béo omega-3 thiết yếu, cùng với EPA(1) và ALA (2).Thiếu omega 3 sẽ dẫn đến nguy cơ bệnh tật, tác động đáng kể đến hoạt động của cơ thể con người.
Đối với phụ nữ. Việc thiếu hụt DHA ở phụ nữ có thai có thể sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non, tiền sản giật cũng như chứng trầm cảm sau sinh, các vấn đề về mãn kinh, bệnh loãng xương và các
bệnh lý tim mạch khác. Với tác dụng kích thích cơ thể thai phụ sản xuất nhiều hồng huyết cầu, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và oxy cho sự phát triển của thai nhi, cả về thể chất lẫn trí não, DHA là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu ở phụ nữ trong lúc mang thai và cho con bú.
Ở thai nhi và trẻ sơ sinh, việc thiếu hụt DHA sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ, làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng sau này, đồng thời làm hạn chế mức độ thông minh, khả năng học tập kém, chậm phát triển hơn so với những bé cùng trang lứa được bổ sung đầy đủ DHA.Vì vậy, trẻ cần được hấp thu DHA thông qua nhau thai khi còn trong bụng mẹ và sữa mẹ khi chào đời bảo đảm cho bé có đủ lượng DHA cần thiết để phát triển tốt nhất.
Cần bổ sung DHA như thế nào để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé?
Mang thai là điều thiêng liêng của bất cứ người phụ nữ nào. Omega 3 là thành phần của tất cả các màng tế bào tập trung chủ yếu ở các tế bào thần kinh Việc bổ sung các loại dưỡng chất, đặc biệt là acid béo DHA,nhằm giúp các mẹ bầu có một thai kỳ cùng với sự phát triển tốt đẹp của thai nhi và khả năng cải thiện chỉ số IQ ở trẻ những năm đầu đời. Tuy nhiên do DHA nằm trong nhóm các acid béo omega-3 cùng với EPAvà ALA, nên cơ thể các mẹ bầu không tự tổng hợp được, mà phải bổ sung thông qua các loại thực phẩm hoặc viên uống bổ sung DHA.
Các loại thực phẩm giàu DHA gồm:
- Cá biển: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi… là các loại cá biển có chứa hàm lượng lớn DHA rất tốt cho sự phát triển thông minh của bé, nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn cá biển với lượng vừa phải (300gram/tuần), để tranh nguy cơ nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.
- Lòng đỏ trứng gà: có chứa nhiều DHA và choline rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Tuy nhiên chỉ nên ăn trứng đã chín hoàn toàn, không nên ăn trứng lòng đào, trứng đánh bông.
- Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều lạc (đậu phọng)…, rất giàu DHA tốt cho trí não và thị giác của trẻ nhỏ. Mẹ bầu có thể làm sữa từ các loại hạt này hoặc sử dụng như món ăn vặt hàng ngày.
- Rau xanh như súp lơ, bắp cải, bí ngô, cải xoăn, cải xoong cũng rất dồi dào lượng DHA và chất xơ giúp mẹ bầu cải thiện bữa ăn hàng ngày. Lưu ý mua rau sạch và chế biến đúng cách để đảm bảo sức khỏe.
- Sữa đặc chế dành cho bà bầu được bổ sung hàm lượng DHA tốt cho sự phát triển của thai nhi.
- Viên bổ sung DHA: Trên thị trường hiện có rất nhiều loại vitamin tổng hợp hoặc các loại viên bổ sung DHA riêng dành cho phụ nữ mang thai với hàm lượng DHA phù hợp. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về nhu cầu sử dụng và mức độ thiếu hụt DHA trong bữa ăn hàng ngày.
Nhu cầu DHA đối với mẹ bầu trong thai kỳ
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong thời gian mang thai, tùy từng giai đoạn, phụ nữ cần bổ sung từ 100 – 200 mg DHA mỗi ngày. Cụ thể:
3 tháng đầu. Bên cạnh sắt, protein, canxi, mẹ bầu cần bổ sung cả DHA trong chế độ ăn uống hằng ngày của mình. Ngoài sữa, những thực phẩm giàu DHA khác mẹ bầu có thể bổ sung trong thời kỳ này như rau xanh đậm, thịt nạc, bánh mì, ngũ cốc, cá… Việc nạp đủ dưỡng chất chính là tiền đề giúp giảm nguy cơ sinh non, tai biến tiền sản, đặc biệt giúp bé con phát triển tốt nhất ngay từ những ngày đầu tiên trong bụng mẹ.
3 tháng giữa. Đây là giai đoạn cần tăng tốc chất lượng nguồn DHA cho thai nhi vì não của bé phát triển liên tục và mạnh nhất với hơn 250.000 tế bào thần kinh hình thành trong mỗi phút. Do đó, DHA đóng vai trò cung cấp độ lỏng cho màng tế bào, tăng tốc thông tin giữa các tế bào thần kinh. Thời kỳ này, mẹ nên đảm bảo bữa ăn hằng ngày của mình gồm 1 phần đạm, 3 phần béo và 6 phần bột đường.
3 tháng cuối. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, kích thước của thai nhi và não bộ tăng nhanh nên cần nhiều cần acid béo để tập trung phát triển hệ thần kinh và mạch máu. Đây thời kỳ tương đối nhạy cảm, tiền đề giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh non, tai biến tiền sản giật, giúp thai nhi phát triển tốt nhất ngay từ những năm tháng đầu đời. Tuy không phải tăng khẩu phần ăn uống như 3 tháng giữa, nhưng các mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, bổ sung viên uống chưa DHA nhiều hơn hai giai đoạn trước cho trí não con phát triển tốt nhất đồng thời dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
Minh Tâm
(theo Doctissimo grossesse; Doctissimo nutrition)
EPA (acide eicosapentaénoïque) còn được gọi là “chất có tính lọc máu”. Đây là một acid béo omega-3 chính giúp sản xuất prostaglandin có tác dụng ức chế tạo các tiểu cầu nhằm làm giảm và ngăn ngừa chứng huyết khối trong máu. Ngoài ra EPA còn có tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerides có trong máu đồng thời có thể làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và ALA.
ALA (acide alpha lipoïque) là chất chống oxy hóa có nhiệm vụ tiêu diệt các gốc tự do, giúp trẻ hóa cơ thể cũng như ngăn ngừa các tác hại do gốc tự do gây ra cho sức khỏe con người. ALA được tế bào cơ thể người sản xuất ra nhưng với nồng độ thấp và lượng giảm dần theo tuổi.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).