Đổ mồ hôi sau sinh
Nếu bạn thấy sau khi sinh, mình đổ mồ hôi nhiều như thể vừa mới chạy vài vòng sân trong khi vẫn ngồi yên, thì cũng đừng lo lắng. Đổ mồ hôi sau sinh là một triệu chứng phổ biến, không nguy hiểm và có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn khi bạn ngủ.
Vì sao cơ thể tôi lại đổ nhiều mồ hôi sau sinh?
Đổ mồ hôi là một cách cơ thể bạn loại bỏ lượng chất lỏng bổ sung mà trước đây nó sử dụng để nuôi dưỡng em bé trong bụng bạn đấy. Sau khi sinh bé, lượng chất lỏng này không còn cần thiết nữa, nên cơ thể bạn sẽ dần loại bỏ chúng thông qua mồ hôi và nước tiểu. Điều này có nghĩa là bạn cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường trong tuần đầu tiên hoặc lâu hơn sau khi sinh con.
Những căng thẳng, lo lắng khi làm mẹ cũng có thể khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn. Ngoài ra, sự sụt giảm đáng kể estrogen ngay sau khi sinh cũng góp phần vào hiện tượng này.
Thậm chí cả sau khi cơ thể bạn đã loại bỏ hết lượng chất lỏng dư thừa, bạn vẫn có thể tiếp tục đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường nếu bạn cho bé bú mẹ. Nguyên nhân là bởi sự thay đổi nội tiết tố và trao đổi chất liên quan đến việc cho con bú.
Hình minh họa - nguồn internet
Việc ấy sẽ kéo dài bao lâu?
Trong vòng 6 tuần sau sinh, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi nên các triệu chứng sau sinh như đổ mồ hôi là bình thường. Ở một số người, triệu chứng này có thể kéo dài lâu hơn, đặc biệt khi bạn cho con bú mẹ.
Khi nào việc đổ mồ hôi là bất thường?
Đổ mồ hôi sau sinh là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu có kèm theo sốt thì có thể cho thấy bạn bị nhiễm trùng. Tăng tiết mồ hôi cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề y tế khác, chẳng hạn như tuyến giáp hoạt động quá mức.
Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị sốt hoặc nếu bạn nghĩ rằng lượng mồ hôi của bạn là quá nhiều.
Đối phó với chứng này thế nào?
- Uống nhiều nước có thể đẩy nhanh quá trình loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa, và còn giúp bạn không bị mất nước, vì vậy đừng cắt giảm lượng nước bạn uống với hy vọng sẽ làm giảm việc đổ mồ hôi.
- Giữ phòng được thông thoáng bằng cách thường xuyên mở cửa sổ.
- Mặc quần áo cotton nhẹ để cảm thấy thoải mái hơn.
- Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, hãy thử tắm nước ấm trước khi đi ngủ và đặt một chiếc khăn mỏng trên gối để thấm hút mồ hôi.
- Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp tăng cường khả năng phục hồi của cơ thể bạn, đặc biệt khi bạn cho bé bú mẹ.
Hoa Phượng tổng hợp và lược dịch từ:
https://www.babycenter.com/0_postpartum-sweating_11720.bc
https://www.whattoexpect.com/first-year/postpartum-health-and-care/postpartum-sweating/
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).