Khi nào được chỉ định mổ lấy thai chủ động?
Phòng Công tác xã hội
Tổng hợp
Sinh mổ chủ động là trường hợp mổ lấy thai ra ra khỏi tử cung khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ. So với sinh thường, mổ lấy thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn cho thai phụ và cho em bé, tuy nhiên có những trường hợp người mẹ không thể sinh thường do nhiều nguyên nhân. Vì vậy bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai chủ động để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra cho cả thai phụ và em bé.
Vậy những trường hợp nào được chỉ định mổ lấy thai chủ động?
1. Khung chậu bất thường
- Mổ lấy thai nếu khung chậu hẹp tuyệt đối, khung chậu méo.
2. Đường ra của thai bị cản trở
- Khối u tiền đạo: thường hay gặp là u xơ ở eo tử cung hay cổ tử cung, u nang buồng trứng, các khối u khác nằm trên đường thai đi ra.
- Nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, mạch máu tiền đạo.
3. Tử cung có sẹo mổ trong trường hợp sau:
- Các sẹo mổ ở thân tử cung: sẹo bóc u xơ, sẹo của phẫu thuật tạo hình tử cung, sẹo khâu chỗ vỡ, chỗ thủng tử cung, sẹo của phẫu thuật cắt xén góc tử cung, sừng tử cung.
- Sẹo của phẫu thuật mổ lấy thai từ hai lần trở lên hoặc lần mổ lấy thai trước cách chưa được 18 tháng.
4. Chỉ định mổ vì nguyên nhân của người mẹ
- Mẹ bị các bệnh lý toàn thân mạn tính hay cấp tính, không cho phép sinh ngả âm đạo hoặc có nguy cơ cho tính mạng người mẹ (bệnh tim nặng, liệt…).
- Các bất thường ở đường sinh dục dưới của người mẹ như: chít hẹp âm đạo (bẩm sinh hay mắc phải), tiền sử mổ rò, mổ sa sinh dục.
5. Nguyên nhân về phía thai
- Kích thước thai quá to so với kích thước khung chậu mẹ (>4000 gam)
- Ngôi thai bất thường (ngôi ngang)
Bệnh viện Từ Dũ hiện có đơn vị điều trị trong ngày chuyên tiếp nhận các mẹ bầu có chỉ định mổ lấy thai chủ động, khi có chỉ định mổ lấy thai chủ động từ bác sĩ bạn có thể đến Bệnh viện Từ Dũ để được hướng dẫn nhé. Hoặc bạn có thể tìm hiểu trước khi đến bệnh viện qua link sau:
Đơn vị điều trị trong ngày Bệnh viện Từ Dũ:
https://www.tudu.com.vn/vn/tin-tuc-su-kien/tin-tuc/tin-hoat-dong/don-vi-dieu-tri-trong-ngay/
Thông tin cần biết khi nhập viện mổ lấy thai chủ động tại bệnh viện Từ Dũ:
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).