Mẹ bầu ăn cá như thế nào cho an toàn?
ThS. BS. Lê Võ Minh Hương
P. Công tác xã hội
Hình minh họa - nguồn internet |
Cá là nguồn thực phẩm bổ sung đạm và các acid béo không no (omega-3) có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của não bộ thai nhi. Tuy nhiên gần như tất cả các loại cá đều có chứa một lượng thủy ngân nhất định. Cùng với các chất dinh dưỡng khác, thủy ngân cũng được hấp thu vào cơ thể người mẹ khi họ tiêu thụ cá trong bữa ăn. Vậy mẹ bầu nên ăn cá như thế nào để có được lợi ích từ nguồn thực phẩm này mà không gây hại cho bản thân và thai nhi?
Như đã biết, thủy ngân là một kim loại có trong tự nhiên và tăng lên khi môi trường ô nhiễm. Hầu hết người lớn không bị ảnh hưởng bởi một lượng nhỏ thủy ngân, nhưng nếu mẹ bầu tiêu thụ một lượng thủy nhân đáng kể trước hoặc trong khi mang thai, sức khỏe của họ và thai nhi sẽ bị đe dọa. Thai nhi tiếp xúc với thủy ngân sẽ có thể dẫn đến:
- Tổn thương hệ thần kinh nặng.
- Tổn thương não.
- Mất khả năng học tập.
- Điếc bẩm sinh.
Năm 2017, FDA (cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) và EPA (tổ chức bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) đã đưa ra khuyến cáo liên quan đến việc tiêu thụ cá ở phụ nữ mang thai, sắp mang thai
Hình minh họa - nguồn internet |
hoặc cho con bú. Các khuyến cáo này được ủng hộ bởi ACOG (hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ), bao gồm:
- Khuyến cáo mẹ bầu nên ăn 2-3 khẩu phần cá mỗi tuần (tổng khoảng 250-350gram) và thường xuyên thay đổi các loại cá khác nhau trong bữa ăn (*)
- Chỉ nên ăn 1 khẩu phần (nhỏ hơn 170gram) mỗi tuần đối với một vài loại cá có hàm lượng thủy ngân trung bình như: cá ngừ trắng, cá ngừ vây vàng, cá chép, cá mú, cá chim lớn, hoặc các loại cá có nồng độ thủy ngân tương đương.
- Tránh ăn các loại cá có nồng độ thủy ngân cao như: Cá thu vua, cá kiếm, cá mập, cá ngừ mắt to, cá ngói, cá tráp cam.
Mẹ bầu ăn cá theo các khuyến cáo trên có thể có được nhiều lợi ích từ loại thực phẩm bổ dưỡng này mà không gặp phải các nguy cơ do thủy ngân gây ra cho họ và thai nhi.
(*) Các loại cá là lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu bao gồm: Cá hồi, cá trích, cá bơn, cá tuyết, cá thu nhật, cá đối, cá rô nước ngọt, cá rô phi, cá chim nhỏ, cá bơ, cá mòi ... Bên cạnh đó, tôm sú, tôm hùm, mực, cua, sò, hàu ... cũng là các loại thực phẩm cung cấp đạm và béo tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý tránh ăn các loại cá hoặc hải sản mà mình đã từng bị dị ứng hoặc mẫn cảm.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).