Mẹ có máu Rhesus âm, ảnh hưởng thai như thế nào ?
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
K. Khám bệnh - BV Từ Dũ
Khám thai lần đầu tiên cần xét nghiệm máu thường qui cho thai phụ. Trong đó, có cả nhóm máu và yếu tố Rhesus. Nhóm máu A, B, AB hoặc O. Yếu tố Rhesus âm hoặc dương.
Người có yếu tố Rhesus (+) có 1 protein được biết như antigen D nằm trên bề mặt hồng cầu, là RhD (+).
Người không có antigen D là RhD (-).
Phần lớn dân số là Rh (+) nhưng thay đổi theo chủng tộc, 85% là người Caucasians, 94% là người Africans và khoảng 99% dân Châu Á là Rh (+).
Nếu cả bố và mẹ mang Rh (-) thì con sẽ mang Rh (-) và không nguy hiểm cho thai nhi.
Nếu mẹ mang Rh (+) thì sẽ không tạo kháng thể và cũng không ảnh hưởng trên thai.
Máu thai nhi vào tuần hoàn mẹ như thế nào?
Máu thai nhi có thể vào tuần hoàn mẹ trong những trường hợp như:
- Chấm dứt thai kỳ: phá thai nội khoa hay ngoại khoa.
- Thai ngoài tử cung.
- Dọa sẩy thai.
- Xuất huyết âm đạo hoặc sẩy thai sau 12 tuần.
- Thực hiện những thủ thuật xâm lấn như sinh thiết gai nhau, chọc ối, chọc máu cuống rốn.
- Ngoại xoay thai.
Máu thai nhi chắc chắn vào tuần hoàn mẹ trong những trường hợp:
- Lúc sinh, đặc biệt sau sanh giúp, sau mổ lấy thai hoặc bóc nhau bằng tay.
Có thể dự phòng kháng thể Rhesus?
Một khi đã sản xuất kháng thể, kháng thể sẽ tồn tại trong máu mẹ vĩnh viễn.
Vì vậy điều quan trọng là dự phòng trong lần mang thai đầu tiên.
Anti-D – immunoglobulin là chất giúp mẹ dự phòng tạo kháng thể Rh.
Nếu trong cơ thể người mẹ đã tạo kháng thể Rhesus thì việc cho anti-D không còn giúp ích nữa. Vì AntiD không loại bỏ được kháng thể đã có.
ANTI-D được sản xuất như thế nào và có nguy hiểm cho mẹ và thai ?
Anti-D được lấy từ huyết tương người cho.
Qui trình lấy huyết tương: qua 2 lần phỏng vấn về cách sống và tiền sử bệnh.
Người cho được sàng lọc về HIV, VGSV B, VGSV C
Đôi khi Anti-D gây ra phản ứng dị ứng cho mẹ nhưng hiếm gặp. Sau tiêm thai phụ cần lưu lại BV trong 20 phút, nếu có phản ứng khó chịu nào phải báo ngay cho nhân viên y tế.
Anti-D không ảnh hưởng trên thai. Mẹ tiêm Anti-D vẫn cho bé bú được bình thường
Làm gì đối với những thai phụ đã có kháng thể Rh?
Thai phụ sẽ được xét nghiệm tìm kháng thể lần đầu tiên khám thai và làm lại lúc thai 28 tuần. Nếu kháng thể có trong máu thai phụ, khi đó thai phụ cần được theo dõi sát để tìm những dấu hiệu thiếu máu thai nhi. Có thể truyền máu cho bé trước sinh, kết quả thường là tốt.
Tại sao tiêm ngừa Anti-D khi thai phụ chưa xuất huyết trong thai kỳ?
Khoảng 1 – 1.5% thai phụ có Rh (-) sản xuất anti-D do có hiện tượng chảy máu tiềm ẩn trong nhau. Điều này thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vì chảy máu tiềm ẩn nên không nhìn thấy được bằng mắt thường. The National Institute for Clinical Excellence (NICE) khuyến cáo tiêm ngừa Anti-D ngay khi thai phụ chưa có dấu hiệu xuất huyết.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).