Một số thông tin hữu ích về Covid 19 và thai kỳ
1. Vi rút:
Vi rút corona (SARS-COV-2) là một chủng vi rút mới gây ra bệnh COVID-19, được phát hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc). Các triệu chứng bệnh COVID-19 bao gồm triệu chứng của cúm thông thường, hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV).2. Tình hình dịch bệnh:Vi rút SARS-COV-2 có nguồn gốc từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, được phát hiện vào cuối năm 2019. Kể từ đó, Trung Quốc vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với số lượng người nhiễm bệnh cao nhất. Trong khu vực Châu Âu, Ý hiện đang là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, phụ nữ mang thai dường như không dễ bị hậu quả nghiêm trọng khi mắc COVID-19 so với dân số nói chung và không có báo cáo tử vong ở phụ nữ mang thai cho tới thời điểm này. Tuy dữ liệu cho thấy khả quan nhưng cũng cần cân nhắc đặc biệt cho phụ nữ mang thai mắc các bệnh nội khoa đồng thời mắc COVID-19.

Hình minh họa - nguồn internet
3. Đường lây truyền:
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh COVID-19 trên toàn cầu đều có bằng chứng về việc lây từ người sang người. Tuy nhiên, gần đây cũng đã xuất hiện những trường hợp mắc bệnh mà không có bằng chứng tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Vi rút xuất hiện và lan ra một cách nhanh chóng thông qua đường hô hấp, đường tiếp xúc và đường phân. Ngoài ra có một trường hợp khác có thể xảy ra đó là lây truyền từ mẹ sang con (trước hoặc trong lúc sinh) được báo cáo trong một tài liệu (1). Và ý kiến của chuyên gia cho rằng thai nhi khó có thể bị nhiễm bệnh trong thai kỳ. Trong một nghiên cứu được công bố (2) của Tiến sĩ Huijun Chen và cộng sự đã lấy mẫu nước ối, máu cuống rốn, dịch họng của trẻ sơ sinh và mẫu sữa mẹ từ 9 bà mẹ bị nhiễm COVID-19 được theo dõi diễn tiến bệnh và sanh mổ. Kết quả được công bố rằng các mẫu trên đều âm tính với vi rút SARS-COV-2. Hơn nữa, trong một bài báo cáo khác của ông Chen và cộng sự (3), 3 bánh nhau của các bà mẹ nhiễm COVID-19 đã được lấy mẫu và xét nghiệm âm tính với vi rút. Hiện tại vẫn chưa có bằng chứng cho thấy việc mẹ có thể lây bệnh sang con trong quá trình sinh do dịch tiết đường sinh dục.

Hình minh họa - nguồn internet
4. Ảnh hưởng đến người mẹ mang thai:
Khi mắc COVID-19, phần lớn phụ nữ sẽ chỉ trải qua các triệu chứng cảm lạnh/cúm ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Ho, sốt và khó thở là những triệu chứng liên quan khác. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn như viêm phổi và thiếu oxy thường thấy ở người lớn tuổi, người bị ức chế miễn dịch và những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư và bệnh phổi mãn tính. Những triệu chứng này cũng có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai vì vậy cần được xác định và điều trị kịp thời. Hiện tại có một trường hợp được báo cáo là một phụ nữ mắc COVID-19 cần thở máy khi mang thai tuần thứ 30, sau đó người mẹ đã được sinh mổ khẩn cấp và hồi phục tốt.
.jpg)
Hình minh họa - nguồn internet
5. Ảnh hưởng đến thai nhi:
Hiện tại không có dữ liệu cho thấy tăng nguy cơ sảy thai hoặc hư thai liên quan đến COVID-19. Vì không có bằng chứng thai nhi bị nhiễm vi rút trong bụng mẹ, do đó hiện tại được coi là COVID-19 không có khả năng sẽ có tác động đến sự phát triển của thai nhi.
Thu Hằng
Lược dịch từ Coronavirus (COVID-19) infection and pregnancy – RCOG xuất bản 16/03/2020
(1) https://www.ajog.org/article/S0002-9378(20)30197-6/fulltext
(2)https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(20)30360-3/fulltext
(3) 3. Chen S, Huang B, Luo DJ, et al. Pregnant women with new coronavirus infection: a clinical characteristics and placental pathological analysis of three cases. Zhonghua Bing Li Xue Za Zhi 2020;49(0):E005-E05. doi: 10.3760/cma.j.cn112151-20200225-00138
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).
Viêm âm đạo là một bệnh phụ khoa thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ mang thai. Bởi vì một số thay đổi sinh lý của cơ thể khi mang thai, mẹ bầu dễ bị viêm âm đạo hơn bình thường.
Túi ối là môi trường để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, giúp thai nhi hấp thụ các chất dinh dưỡng và bảo vệ khỏi các tác động từ bên ngoài.
Có rất nhiều lợi ích khi tập thể dục đều đặn trong thai kỳ, bao gồm các lợi ích về sức khỏe sinh lý, tâm lý, ngăn ngừa tăng cân quá mức, giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và bệnh lý tim mạch.