Ngày Tết vui khỏe cùng mẹ bầu
Mỗi năm tết đến xuân về, phụ nữ chúng mình đều có những hoạt động để đón tết cùng với gia đình và bạn bè. Trong đó, có những vấn đề cần lưu ý đối với các mẹ bầu.
- 1. Vấn đề ăn uống ngày tết:
Hình minh họa - nguồn internet |
Ngày tết là dịp các mẹ bầu rất dễ tiếp cận với những loại thực phẩm không có lợi cho thai nhi như kẹo bánh ngọt, nước ngọt và rượu bia.
Khi mang thai, mẹ bầu có thể đặc biệt thích các loại đồ ngọt. Tuy nhiên các loại nước ngọt hay kẹo bánh ngọt rất dễ làm đường huyết tăng nhanh. Đặt biệt lưu ý ở các sản phụ có rối loạn dung nạp đường, đường huyết cao có thể gây mất tim thai trong tử cung. Ăn quá nhiều các loại bánh Tết giàu tinh bột như bánh chưng cũng có thể khiến đường huyết tăng khó kiểm soát. Ăn quá nhiều vào 1 bữa không tốt cho hệ tiêu hóa của thai phụ cũng như sức khỏe thai nhi. Mẹ bầu hãy đảm bảo ăn vừa đủ và chia làm nghiều bữa nhỏ trong ngày (5-6 bữa) với các loại thực phẩm lành mạnh và cân đối chất dinh dưỡng và vitamin.
Hình minh họa - nguồn internet |
Rượu bia là các chất kích thích cần đặc biệt tránh trong thai kỳ. Khi mẹ bầu uống rượu, một lượng alcohol sẽ qua bánh nhau, vào máu và tích tụ trong cơ thể thai nhi. Quá trình đào thải chất này sẽ rất chậm so với cơ thể người lớn. Nó có thể khiến thai nhi không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết, gây cản trở đến sự hình thành và phát triển các cơ quan của cơ thể, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Uống rượu bia quá nhiều có thể dẫn đến hội chứng rối loạn do nhiễm độc alcohol bào thai. Nếu không uống nhiều nhưng thường xuyên sử dụng rượu bia cũng gây tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu trong tử cung. Bên cạnh đó, rượu bia cũng gây các tác động xấu lên chính cơ thể người mẹ. Do đó, mẹ bầu không nên uống rượu bia cho dù là dịp tết nhé.
- 2. Giấc ngủ:
Ngày tết có thể có nhiều hoạt động khiến mẹ bầu không thể tuân thủ theo lịch sinh hoạt thường ngày, do đó giấc ngủ rất dễ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên mẹ bầu ngủ đủ giấc rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Nghiên cứu cho thấy mẹ ngủ đủ giấc khi mang thai giúp giảm nguy cơ trẻ phải nhập viện trong những năm đầu tiên. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, có một tinh thần sảng khoái và tận hưởng những ngày tết thật vui và ý nghĩa bên cạnh gia đình và bạn bè.
- 3. Di chuyển:
Với tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp những ngày qua và có thể kéo dài đến sau Tết, các mẹ bầu không nên di chuyển đến vùng có dịch hoặc di chuyển xa
Hình minh họa - nguồn internet |
đến nơi không có các cơ sở y tế sản khoa. Các sự kiện bất ngờ của thai kỳ có thể xảy ra bất kì thời điểm nào đặc biệt là sau 36 tuần tuổi thai và ở các thai kỳ nguy cơ cao. Do đó, hãy đảm bảo bạn ở gần bệnh viện và có thể đến ngay bệnh viện khi có dấu hiệu bất thường.
Mặc dù di chuyển không gây ảnh hưởng xấu đến thai, nhưng mẹ bầu cần lưu ý đến nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch nếu đi quãng đường xa và phải ngồi bất động trên xe hoặc máy bay thời gian lâu (>4 giờ).
Cuối cùng chúc các mẹ bầu có một mùa Tết thật vui vẻ, hạnh phúc và một thai kỳ thật khỏe mạnh.
ThS. Bs. Lê Võ Minh Hương
Vết rạn da thực chất cũng là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da. Khi những vết rách này lành lại tạo thành các vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và phá vỡ mô liên kết dưới da. Sợi elastin thường ngắn mỏng hơn so với vùng da khác.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.