Ngôi ngược
Trong những tuần cuối của thai kỳ, thai nhi thường di chuyển để đầu bé xuống ở vị trí gần xương mu, tức là đầu sẽ ra khỏi âm đạo trước trong quá trình sinh. Nhưng không phải bé nào cũng nằm ở vị trí thuận lợi ấy. Ngôi ngược là khi bé xoay ở vị trí mà phần mông, chân hay cả hai sẽ ra trước tiên khi sinh. Điều này xảy ra ở khoảng 3-4% các ca sinh đủ tháng, nhưng lại có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé nếu không được kịp thời can thiệp đúng cách.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ngôi ngược
Hình minh họa - nguồn internet
Có những người mẹ mang thai ngôi ngược mà không có nguyên nhân gì, tuy rằng có một số yếu tố nguy cơ như:
- Mẹ mang thai đôi hay đa thai: không gian trong bụng mẹ nhỏ hẹp khiến bé bị hạn chế hoạt động.
- Quá nhiều hoặc quá ít nước ối: quá nhiều ối khiến bé có thể di chuyển thay đổi ngôi thai liên tục, ngược lại nước ối ít lại hạn chế không gian xoay trở.
- Tử cung có hình dạng bất thường (tử cung đôi, tử cung hai sừng), hay có khối u (u xơ cơ tử cung)
- Dây rốn ngắn hoặc quấn làm cản trở bé di chuyển.
- Nhau thai lấp một phần hoặc toàn bộ đường ra của tử cung (nhau tiền đạo).
- Sinh non: thường trên 30 tuần, bé mới “quay đầu”. Nếu mẹ chuyển dạ sinh non trước khi bé kịp xoay xuống ngôi thuận thì bé bị “ngôi ngược”.
- Một vài trường hợp thai dị tật bẩm sinh sẽ không thể quay thuận ngôi khi sinh.
Xoay em bé ngôi ngược
Xử trí ngôi ngược rất thay đổi tùy theo thói quen, kỹ năng thực hành của các cơ sở y tế khác nhau. Một vài quốc gia có can thiệp “ngoại xoay thai” giúp bé quay về ngôi đầu. Đây là thủ thuật mà trong đó, các bác sĩ sẽ dùng tay nâng và xoay thai nhi từ bên ngoài thành bụng của mẹ bầu, để xoay em bé về ngôi thuận.
Hình minh họa - nguồn internet
Để tiến hành thủ thuật này, bác sĩ cần kiểm tra và đánh giá sức khỏe, tình trạng thai, cũng như theo dõi chặt chẽ suốt quá trình thực hiện. Thủ thuật có thể sẽ không được thực hiện nếu như:
- Mẹ mang thai đôi hay đa thai
- Tử cung mẹ có bất thường
- Nhau tiền đạo.
- Bé có một số vấn đề về sức khỏe
Ngoại xoay thai thành công đối với khoảng 50% mẹ bầu. Những mẹ bầu đã từng sinh thường trước đó có khả năng thành công cao hơn. Nhưng ngay cả khi “ngoại xoay thai” đã đưa bé về ngôi đầu, vẫn có khả năng bé của bạn sẽ xoay trở lại vị trí ngôi ngược như trước.
Điều khiến “ngoại xoay thai” ít được thực hiện trong thực hành sản khoa tại Việt Nam là vì khả năng thành công của thủ thuật này thấp, có nguy cơ nhau bong non và vỡ tử cung.
Những mẹo nhỏ các mẹ vẫn thường mách nhau, ví dụ nằm hay ngồi tư thế đặc biệt nào đó đều không có bằng chứng khoa học rõ ràng đối với việc xoay trở ngôi thai. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào để không làm ảnh hưởng đến em bé của bạn, bạn nhé!
Ngôi ngược – sinh thường hay sinh mổ
Biến chứng có thể xảy ra khi thai ngôi ngược sinh ngả âm đao: Trong ca sinh thường ngôi ngược, phần thân dưới ra trước của bé có thể không đủ kéo giãn cổ tử cung để phần vai và đầu ra lọt, mà mắc kẹt ở khung xương chậu người mẹ. Sa dây rốn cũng có thể xảy ra: trước khi bé được sinh ra, dây rốn trượt vào âm đạo, bị chèn ép làm giảm lưu lượng máu và oxy cung cấp cho bé, gây nguy hiểm.
Hình minh họa - nguồn internet
Quyết định cho sinh thường hay sinh mổ đối với ngôi ngược tùy thuốc rất nhiều vào tình trạng sản khoa của mẹ và kỹ năng thực hành của nhân viên y tế. Ví dụ, với thai đầu lòng ngôi ngược, bác sĩ thường chỉ định sinh mổ. Con rạ, bé không quá to, bác sĩ có thể chỉ định sinh ngả âm đạo. Sinh thường hay sinh mổ đối với thai ngôi ngược đều có những rủi ro nhất định, tuy nhiên biến chứng khi sinh thường sẽ cao hơn so với sinh mổ. Chính vì vậy, mỗi trường hợp thai ngôi ngược thường được xem xét kỹ lưỡng để chỉ định từng ca riêng biệt.
Hoa Phượng tổng hợp và lược dịch từ:
https://www.acog.org/Patients/FAQs/If-Your-Baby-Is-Breech?IsMobileSet=false
https://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/breech-birth/)
Vết rạn da thực chất cũng là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da. Khi những vết rách này lành lại tạo thành các vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và phá vỡ mô liên kết dưới da. Sợi elastin thường ngắn mỏng hơn so với vùng da khác.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.