Những điều sản phụ sau sanh sau mổ cần biết
CHĂM SÓC PHỤ NỮ SAU SANH THƯỜNG:
1. Vận động, vệ sinh cá nhân:
- Sản phụ nên vận động sớm, đi lại nhẹ nhàng ngay ngày đầu sau sanh để tránh ứ sản dịch.
- Thay băng vệ sinh mỗi 4-6 giờ/lần.
- Giữ vùng tầng sinh môn khô sạch.
2. Dinh dưỡng:
- Sản phụ nên ăn thức ăn được nấu chín, ăn đầy đủ các chất bổ dưỡng như rau, cá, thịt, trứng, sữa, trái cây...
- KHÔNG kiêng khem.
- KHÔNG ăn quá mặn.
- Sản phụ nên ăn các loại thức ăn quen thuộc, dễ tiêu, hợp vệ sinh.
- Cho con bú sớm ngay sau sanh để giúp tử cung co hồi tốt, phòng ngừa chảy máu sau sanh và trẻ được tận hưởng những lợi ích quý giá từ sữa mẹ.
CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU MỔ LẤY THAI:
Sản phụ nên vận động sớm sau mổ để tránh bế sản dịch, tắc ruột và thuyên tắc mạch chi dưới.
1. Ngày đầu sau mổ:
Sản phụ tự xoay trở trên giường, co duỗi chân tay, có thể ngồi dậy trên giường (trừ những trường hợp có chỉ định đặc biệt).
Sản phụ được truyền dịch, uống nước lọc, nếu đã xì hơi, sản phụ ăn cháo loãng.
2. Ngày thứ 2 sau mổ:
Sản phụ ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng trong phòng với sự giúp đỡ của người nhà.
Ăn cháo từ loãng đến đặc, uống nhiều nước: nước lọc, nước trái cây...(khoảng 1,5 lít đến 2 lít mỗi ngày).
3. Ngày thứ 3 sau mổ:
Sản phụ tự đi lại trong phòng và ngoài hành lang.
Ăn cháo đặc, cơm, canh...uống nhiều nước.
4. Từ ngày thứ 4 trở đi:
Sản phụ vận động và ăn uống bình thường (trừ những trường hợp có chỉ định đặc biệt của bác sĩ).
Khi có những lo lắng hay thắc mắc, sản phụ hãy gặp trực tiếp hộ sinh và bác sĩ để được giải đáp.
Hình ảnh: BV TỪ DŨ
SAU KHI XUẤT VIỆN
1. Ăn uống:
- Ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng.
- Uống nước đủ theo nhu cầu.
- Dùng thuốc theo toa của bác sĩ.
2. Ngủ:
- Ngủ đủ giấc 8-10 tiếng/ ngày
- Tham vấn ngay bác sĩ tâm lý khi mất ngủ, lo âu, cảm giác phiền muộn sau sanh.
3. Thư giãn:
- Vận động nhẹ nhàng.
- Vệ sinh thân thể mỗi ngày, vệ sinh và lau khô bộ phận sinh dục bằng khăn sạch sau mỗi lần tiêu tiểu.
4. Sức khỏe tình dục:
- Sản phụ có thể quan hệ tình dục lại sau sanh khi không còn ra sản dịch, cảm giác khỏe mạnh, thường là 4 tuần sau sinh.
- Nên thực hiện một biện pháp ngừa thai phù hợp theo tư vấn của bác sĩ.
LƯU Ý CÁC VẤN ĐỀ BẤT THƯỜNG CỦA MẸ VÀ BÉ:
Hình ảnh: BV TỪ DŨ
· Đau bụng
· Chướng bụng
· Sốt
· Ra huyết âm đạo nhiều hơn lượng kinh thông thường hoặc kéo dài hơn 1 tháng.
2. Đưa bé đến cơ sở y tế khi bé:
· Vàng da, ngủ li bì, quấy khóc liên tục...
· Rốn rỉ dịch hay có mùi hôi.
3. Cho bé tái khám theo lịch hẹn (nếu có) và chích ngừa đầy đủ theo lịch tiêm chủng.
(TH – tổng hợp từ tài liệu Những điều sản phụ sau sanh sau mổ cần biết – BV Từ Dũ)
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).