Những vấn đề sức khỏe thường gặp trong thai kỳ
Khi thai nhi phát triển trong tử cung, bạn sẽ cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể gây ra một số triệu chứng gây mệt mỏi, khó chịu. Đa số chúng đều nhẹ và mất đi sau sinh tuy nhiên nếu bạn thấy các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng thì phải đến bệnh viện để được thăm khám sớm.
Ốm nghén:
Các dấu hiệu về nghén rất khác nhau giữa các bà bầu, với những biểu hiện chính là buồn nôn, nôn, buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, táo bón, dị ứng với mùi, thay đổi khẩu vị,... Nếu ốm nghén ở mức độ vừa phải, chịu đựng được thì các bà mẹ không cần quá lo lắng, nhưng nếu ốm nghén nặng khiến bạn nôn nhiều, mất nước, suy nhược cơ thể thì cần phải đi khám ngay.
Chuột rút ở chân:
Sự phát triển của thai nhi làm cho tử cung to dần, tạo ra áp lực lên nửa thân dưới của bạn máu kém lưu thông. Do đó, bạn dễ bị chuột rút ở chân khi xoay người lúc ngủ hoặc khi duỗi nhanh cẳng chân. Khi chân bị chuột rút, hãy duỗi thẳng cẳng chân, hướng các ngón chân về phía trước bàn chân hoặc nhẹ nhàng xoa bóp toàn bộ bàn chân. Thiếu các vi chất như vitamin D, canxi, magie, hoặc không tập thể dục thường xuyên cũng có thể gây ra chuột rút ở chân. Vì vậy, hãy chú ý ăn thực phẩm giàu canxi, tắm nắng và thường xuyên tập các bài tập thể dục dành cho thai phụ.
Xuống máu chân:
Giai đoạn từ cuối của thai kỳ, lượng máu trong cơ thể tăng thêm kèm theo chèn ép do thai phát triển to trong tử cung nên thai phụ thường bị phù do ứ trệ tuần hoàn ở nửa dưới cơ thể, đặc biệt là hai chân, dân gian thường gọi là hiện tượng “xuống máu”. Tập thể dục và thực hiện các động tác kéo giãn rất có hiệu quả trong việc thúc đẩy lưu thông máu. Nếu ấn vùng da bị phù thấy có bị lõmthì bạn cần giữ ấm chân và kiểm tra xem có ăn mặn quá không và điều chỉnh chế độ ăn giảm muối. Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sỹ về tình trạng phù của mình trong những lần khám tiếp theo để kịp thời phát hiện những bất thường nếu có.
Lưu ý:
Thiếu máu hoặc giảm huyết áp khi đứng:
Thai nhi hấp thụ sắt từ cơ thể mẹ nên thai phụ rất dễ bị thiếu máu. Tích cực ăn thức ăn giàu sắt, uống bổ sung viên sắt – a xít folic là giải pháp tốt nhất để phòng chống thiếu máu. Ngoài ra, ăn nhiều rau quả có vitamin C sẽ giúp cho quá trình hấp thụ sắt và tạo máu tốt hơn. Do nồng độ máu loãng, thiếu oxy nên có thể dẫn đến tình trạng giảm huyết áp, mất cân bằng hoặc ngã khi bất ngờ chuyển tư thế đứng. Do vậy không nên thay đổi tư thế đột ngột, hãy làm việc nhẹ nhàng và dichuyển một cách từ từ.
Vết rạn da:
Vết rạn da xuất hiện khi da bị kéo căng để thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của thai nhi tác động đến bụng và ngực
trong thai kỳ. Tránh bị rạn da bằng cách dùng kem hoặc dầu dành cho trẻ em xoa vào bụng ngay từ những giai đoạn đầu mang thai, khi bụng vẫn còn nhỏ.
Táo bón:
Thường gặp ở nhiều phụ nữ có thai, đặc biệt là vào cuối thai kỳ. Táo bón gây nhiều phiền phức cho các chị em, nhẹ thì chán ăn, mất thăng bằng chức năng dạ dày ruột, nặng có thể dẫn tới nhiễm độc. Khắc phục bằng cách nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây còn nguyên vỏ, rau, các loại chất xơ càng nhiều càng tốt và cần hình thành thói quen hàng ngày đi đại tiện đúng giờ.
Tiểu lắt nhắt:
Tiểu lắt nhắt làm cho bạn khó chịu, mất ngủ, mệt mỏi. Nguyên nhân thường là do thai to chèn ép vào bàng quang, tuy nhiên cũng có thể do viêm nhiễm đường tiết niệu. Do vậy nếu thấy đái rắt kèm đau bụng dưới, cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu hoặc có thể sốt, bạn cần đi khám.
Ngoài ra thai phụ có thể gặp một số triệu chứng như tăng tiết dịch âm đạo, ra khí hư. Nguyên nhân là sau khi thụ thai dưới sự hoạt động của hóc môn sinh dục nữ progesteron, lượng dịch tiết ra từ âm đạo nhiều hơn đồng thời môi trường pH âm đạo thay đổi khiến chị em dễ bị viêm âm đạo do nấm, Clamydia.... Nếu đang trong thai kỳ, bạn thấy có ra khí hư âm đạo thì cần đi khám phụ khoa để được tư vấn và điều trị sớm.
Cẩm Nang Lần Đầu Làm Mẹ & Nuôi con
Vụ sức khỏe bà mẹ - trẻ em Việt nam
Vết rạn da thực chất cũng là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da. Khi những vết rách này lành lại tạo thành các vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và phá vỡ mô liên kết dưới da. Sợi elastin thường ngắn mỏng hơn so với vùng da khác.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.