Nốt vôi hóa trong gan
ThS. Bs. Trịnh Nhựt Thư Hương
Nốt vôi hóa trong gan là gì?
Vôi hóa gan là một vùng sáng lên bất thường nhìn thấy được trong gan.
Nguyên nhân gây ra nốt vôi hóa trong gan?
Vôi hóa gan là một tình trạng hiếm gặp ở trẻ, tỉ lệ 1/1750. Trường hợp điển hình thì chỉ có một nốt vôi hóa, nhưng cũng có thể nhiều hơn. Trong phần lớn các trường hợp, nguyên nhân gây vôi hóa không chẩn đoán được. Vài trường hợp nốt vôi hóa liên quan đến các bất thường mạch máu ở gan, nhiễm siêu vi, u gan nhỏ (lành) hoặc bất thường nhiễm sắc thể.
Tôi cần thực hiện thêm xét nghiệm gì khi thai có nốt vôi hóa trong gan?
Hình minh họa |
Các thai phụ thường đồng ý làm thêm các xét nghiệm để có thêm thông tin về bệnh lý của bé. Loại xét nghiệm phụ thuộc vào điều kiện nơi bạn đang sinh sống. Các xét nghiệm bao gồm kiểm tra máu và dịch ối để đảm bào rằng nốt vôi hóa ở gan không liên quan các vius thường gặp hay bất thường về di truyền.
Cần lưu ý gì khi phát hiện thai nhi có nốt vôi hóa gan trong thai kì?
Bình thường thì cần khảo sát siêu âm kỹ hơn để chắc rằng em bé phát triển tốt và không có thêm nốt vôi hóa ở não, mắt, bụng hay là gan của bé.
Nốt vôi hóa trong gan có ảnh hưởng gì cho bé sau sinh không?
Trong hầu hết các trường hơp thì em bé khỏe mạnh nếu chỉ có một nốt vôi hóa ở gan và không chẩn đoán được nguyên nhân gây nốt vôi hóa .
Nếu xác định được nguyên nhân thì bác sĩ sẽ tư vấn chuyên sâu hơn là em bé bị ảnh hưởng như thế nào sau sanh.
Nốt vôi hóa trong gan có lặp lại trong những thai kì sau không?
Nếu không phát hiện bất thường di truyền gây vôi hóa gan thì khả năng lặp lại là rất hiếm.
Nếu tìm ra nguyên nhân do bất thường di truyền thì nguy cơ lặp lại phụ thuộc vào nguyên nhân đó và tham vấn với bác sĩ di truyền để phát hiện kịp ngay.
Những câu hỏi gì tôi nên hỏi?
- Có bao nhiều nốt vôi hóa?
- Nốt vôi hóa chỉ có ở gan hay ở nhiều cơ quan khác?
- Kích thước nốt vôi hóa có lớn không?
- Có bất thường nào khác đi kèm hay không?
- Bao lâu cần siêu âm kiểm tra một lần?
- Tôi cần làm thêm xét nghiệm gì?
- Tôi nên sanh ở cơ sở y tế nào?
- Em bé có cần làm thêm xét nghiệm gì sau sanh hay không?
- Tôi có cần tham vấn với bác sĩ sơ sinh và bác sĩ di truyền không?
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).