Ối vỡ non, ối rỉ non
ỐI VỠ NON, ỐI RỈ NON LÀ GÌ?
Túi ối là môi trường để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, giúp thai nhi hấp thụ các chất dinh dưỡng và bảo vệ khỏi các tác động từ bên ngoài. Nếu vì một nguyên nhân nào đó khiến túi ối bị vỡ trước khi thai nhi được 37 tuần, thì hiện tượng này được gọi là ối vỡ non.
Ổi vỡ non là một bệnh lý thường gặp trong sản khoa và làm tăng tỷ lệ chết chu sinh. Ôi vỡ non khi tuổi thai càng nhỏ thì hậu quả sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn, đẻ thai non tháng và thiếu oxy càng nặng nề.
Rỉ ối là gì?
Rỉ ối là tình trạng nước ối xuất ra ngoài âm đạo từng ít một.
NGUYÊN NHÂN ỐI VỠ NON?
- - Không rõ nguyên nhân
- - Viêm màng ối: Nhiễm Nesseria G, Chlamydia.T, Trichomonas V, GBS,...
- - Thai bình chỉnh không tốt : nhau tiền đạo, đa ối, đa thai, khung chậu hẹp - Thai phụ hút thuốc là 2-4 lần/ ngày
- - Hở eo tử cung
- - Khoét chóp cổ tử cung (CTC)
- - Dinh dưỡng kém
LÀM SAO BIẾT ỐI VỠ?
- Sản phụ thấy ra nước âm đạo đột ngột, loãng, trắng trong hay lợn cợn xanh hoặc vàng, sau đó tiếp tục ra rỉ rả. Đóng băng vệ sinh thì thấy băng ướt nước.
LÀM SAO PHÂN BIỆT NƯỚC ỐI VỚI NƯỚC TIỂU VÀ DỊCH VIÊM NHIỄM ÂM ĐẠO?
- 1. Một số đặc điểm nhận biết rỉ nước ối:
- Dịch chảy ra có màu trắng trong hoặc có chất nhầy hay máu.
- Nước ối không có mùi
- Rỉ nước ối thường sẽ thấm ướt quần lót.
- Rỉ ối có thể kèm theo cơn gò tử cung.
- 2. Dịch âm đạo sẽ có những đặc điểm nhận biết sau đây:
- Dịch âm đạo thường có màu trắng đục hoặc vàng hay xanh.
- Có thể có mùi như mùi tanh.
- Dịch âm đạo chảy ra cũng có thể thấm ướt quần lót.
- 3. Nước tiểu sẽ có những đặc điểm nhận biết sau đây:
- Nước tiểu thường màu vàng nhạt.
- Nước tiểu có mùi khai
LÝ DO RA NƯỚC ÂM ĐẠO KHI ỐI VỠ NON, ỐI RỈ NON?
- Khi còn nằm trong tử cung, thai được nằm trong túi ối, màng túi ối là một màng mỏng, trong suốt, bóng, rất bền, vừa giữ chức năng bảo vệ thai, vừa giữ cho nước ối không bị chảy ra ngoài, bảo vệ thai khỏi sự tấn công của vi trùng từ môi trường âm đạo. Khi màng ối vỡ tác dụng bảo vệ này không còn nữa sẽ dẫn đến nước ối bị chảy ra ngoài.
THAI PHỤ CẦN LÀM GÌ KHI BỊ ỐI VỠ NON, ỐI RỈ NON?
1. Nếu xác định ối vỡ thì bạn phải nhập viện, được dùng kháng sinh để ngừa nhiễm trùng. Tùy tuổi thai sẽ có cách điều trị khác nhau:
- Nếu thai >= 36 tuần: sẽ cho sanh hay mổ tùy vào tiến triển cổ tử cung và ngôi thai.
- Nếu thai >= 34 -36 tuần: cân nhắc chích thuốc hỗ trợ phổi đủ liều rồi cho sanh thường hay mổ lấy thai.
- Nếu thai >= 26 – 34 tuần: cố gắng dưỡng thai, hỗ trợ phổi, kháng sinh, nếu có dấu hiệu sốt hoặc xét nghiệm nghi ngờ nhiễm trùng thì phải lấy thai ra, khả năng thai không sống được do quá non tháng.
- Nếu thai dưới 26 tuần: không có chỉ định dưỡng thai, thường bạn sẽ được tham vấn lấy thai ra vì khả năng bị nhiễm trùng, dị tật xương khớp và phổi cao.
2. Nghỉ ngơi, dinh dưỡng
3. Thai phụ cần phải giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thay BVS thường xuyên để tránh viêm nhiễm.
NHỮNG TRƯỜNG HỢP ỐI RỈ NON CÓ KHẢ NĂNG BÌNH THƯỜNG TRỞ LẠI KHÔNG?
- Nếu màng ối rỉ lỗ nhỏ và 2 màng ối trượt lên nhau đóng kín lỗ rỉ, làm ngưng rỉ ối và không có dấu hiệu nhiễm trùng thì thai có thể phát triển đến đủ ngày.
KHẢ NĂNG DƯỠNG THAI SAU KHI ỐI VỠ NON, ỐI RỈ NON?
- Trong phần lớn các trường hợp sau khi ối vỡ sẽ có chuyển dạ tự nhiên. Thời gian từ khi ối vỡ cho đến khi chuyển dạ đối với trường hợp thai gần đủ tháng hay đủ tháng < 24 giờ, còn trong trường hợp thai non tháng thì giai đoạn này lâu hơn.
TẠI SAO ỐI VỠ NON, ỐI RỈ NON CÓ NGUY CƠ GÂY NHIỄM TRÙNG ÔI?
- Nhiễm trùng ối là nhiễm trùng nước ối và màng ối. Màng ối có tác dụng ngăn cản không cho vi khuấn xâm nhập từ âm đạo, âm hộ lên, bảo đảm môi trường vô trùng cho bé trong bọc ối . Khi màng ối vỡ tác dụng bảo vệ này không còn nữa sẽ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng ối. Tỷ lệ nhiễm trùng ối càng cao khi thời gian vỡ ối càng lâu. Nhiễm trùng ối sẽ dẫn đến nhiễm trùng thai, suy thai, trong thời kỳ hậu sản dễ bị nhiễm trùng hậu sản ở các mức độ khác nhau, nếu nặng có thể dẫn đến viêm phúc mạc hoặc nhiễm khuẩn huyết. Trong một số trường hợp ngôi thai không bình chỉnh tốt, ối vỡ có thể bị sa dây rốn. Tiên lượng cho mẹ tuỳ thuộc xem có bị nhiễm trùng ối hay không, tiên lượng cho con thường xấu vì con non tháng, nhiễm trùng sơ sinh, suy hô hấp.
Bs. CK2. Phạm Thị Xuân Trang
Bệnh viện Từ Dũ
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).