Ngày 29/04/2019

Phù chân trong thai kỳ - những điều cần lưu ý

    Mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua thời gian đầy biến động cho toàn bộ cơ thể và cho hệ thống tĩnh mạch nói riêng, với những cơn đau  như chuột rút, đau vùng chậu, giãn tĩnh mạch âm hộ, viêm tĩnh mạch, phù nề, …

    Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở thai phụ, có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng nhiều nhất vẫn là 3 tháng cuối thai kỳ do trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề. 

    Phù chân gây những khó khăn trong việc đi đứng, sinh hoạt hằng ngày. Phù chân   là một dấu chứng để bác sĩ quan tâm đến nguy cơtiền sản giật. Khi đã được thăm khám để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm, phù chân là hậu quả của suy giãn tĩnh mạch.

    Ở phụ nữ, nhất là các chị em mang thai lần đầu, suy tĩnh mạch dẫn đến chân nặng, thậm chí sưng phù, hoặc giãn tĩnh mạch cũng có liên quan đến sự gia tăng lượng máu và nồng độ hormone cao gấp 100 lần so với bình thường. Hai yếu tố quan trọng gây ra phù chân:

    - Sự cản trở máu trở về tim do có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho máu khó chảy trở về tim. 

    - Sự rối loạn của các nội tiết tố phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành của tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn, gây ứ đọng máu ở chân làm xuất hiện của các triệu chứng: chân nặng, sưng phù, ngứa ran hoặc chuột rút. 

    Phù chân trong thai kỳ: các giải pháp phòng ngừa.

    Nếu không thể “chữa trị” chứng suy tĩnh mạch, một số biện pháp phòng ngừa cơ bản và lối sống lành mạnh có thể làm giảm các triệu chúng – bao gồm chứng phù chân khi mang thai:

    Tình huống cần tránh  

    -Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu mà thay vào đó hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn.

    - Không ngồi vắt chéo chân vì sẽ khiến máu lưu thông không tốt

    - Tránh hoặc mặc quần áo quá chật, mang “bốt” hoặc giày có gót quá cao  hay đế quá phẳng.

    - Hạn chế ở ngoài môi trường nắng nóng.

    - Tránh tăng cân quá mức

    - Tránh thức ăn quá mặn hoăc quá cay làm nặng thêm sự giãn nỡ của tĩnh mạch.

    - Uống nhiều nước, nhất là nước lúa mạch, bởi đây là loại nước có tác dụng lợi tiểu, vì thế có thể giảm phù nề ở đôi bàn chân.

    - Khi ngủ, gác chân lên gối để máu lưu thông tốt hơn.

    - Nên tắm nước nóng. Nên ngâm chân trong nước ấm, sạch khoảng 10 - 15 phút vào cuối mỗi ngày. Có thể chườm lạnh vào chỗ sưng

    Các hoạt động nên thực hiện

    Nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Đó là hãy ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như đậu lăng, các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều rau xanh như cải bắp, đậu lăng, rau bina. Ngoài ra cần bổ sung các loại trái cây như táo, đu đủ và ổi. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm. Nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin E như rau bina, dầu quả hạnh, khoai lang, hạt hướng dương….

    - Tập thể dục đều đặn, các bài tập thở, đi bộ hay bơi lội, thực hiện các động tác mátxa cho đôi bàn chân như xoay bàn chân cũng rất hữu ích, nó không chỉ giúp thai phụ khắc phục tình trạng đôi bàn chân bị phù nề mà còn giúp các bà bầu dễ dàng vượt cạn về sau.

    Điều trị tình trạng  suy giãn tĩnh mạch

    Phần lớn các trường hợp suy giãn (rối loạn) tĩnh mạch ở thai phụ thường giảm dần sau khi sinh. Tuy nhiên, trong một số trường họp phải dùng thuốc để làm bền và tăng trương lực của thành mạch có tên goi phlebotomic hoặc phlebotonic mặc dù,  được khuyến nghị không có hại gì cho người mẹ và thai nhi, cũng cần hết sức thận trọng với  các tác dụng ngoài ý muốn.

    Minh Tâm

    (Theo Medical new today, Santé magazine)

    CN. Nguyễn Thị Minh Tâm

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ