Phụ nữ mang thai và COVID-19
COVID –19 gây ra bởi một loại virus có tên là SARS-CoV-2, xuất hiện đầu tiên vào cuối năm 2019 sau đó lây lan ra toàn thế giới và đang là gánh nặng lớn cho toàn cầu. Phụ nữ mang thai lại là đối tượng nhạy cảm, dễ bị tổn thương, cần được nhiều sự chăm sóc. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp mẹ bầu cần có một sức khỏe tốt cũng như một tâm lý ổn định để vượt cạn an toàn.
- 1. Làm sao để biết nhiễm COVID-19 (F0)?
Hình minh họa - nguồn internet |
Biểu hiện của Covid-19 ở phụ nữ mang thai phần lớn giống như người không mang thai. Những triệu chứng thường gặp như: ho, đau đầu, đau họng, sốt, mất khứu giác, mất vị giác, mỏi cơ… đôi khi cũng không có triệu chứng.
Nhiễm COVID -19 được khẳng định bằng xét nghiệm Real time – PCR dương tính hoặc test nhanh kháng nguyên dương tính.
- 2. Mang thai có dễ bị nhiễm COVID -19 hơn không?
Cho đến nay các thống kê cho thấy tỉ lệ nhiễm COVID-19 ở thai phụ và những người không mang thai đều như nhau, nhưng nếu như khi thai phụ không may nhiễm thì dễ trở nặng hơn so với những người không mang thai, đặc biệt là những thai phụ ≥ 35 tuổi kèm theo béo phì hoặc những bệnh nội khoa sẵn có (tăng huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn …).
- 3. Mẹ là F0 có lây cho con hay không? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không?
Các chuyên gia cho rằng tỉ lệ lây từ mẹ sang con rất thấp và hầu như là không có. Nếu điều này xảy ra thì hầu hết trẻ sơ sinh không bị triệu chứng nặng và hồi phục tốt. Thời điểm em bé bị nhiễm COVID-19 thường là sau sanh, do lây trực tiếp từ người mẹ hoặc người chăm sóc bé qua đường giọt bắn.
Chưa có bằng chứng người mẹ nhiễm COVID-19 gây dị tật bẩm sinh cho em bé.
- 4. Khi thai phụ nhiễm Covid thì nên làm gì?
Hầu hết những thai phụ nhiễm COVID -19 sẽ tự khỏi nên khi thai phụ là F0 cần bình tĩnh, không hoảng loạn. Tùy vào mức độ nặng – nhẹ của triệu chứng sẽ được theo dõi, chăm sóc tại cơ sở y tế hay bệnh viện dã chiến. Việc đầu tiên sau khi xác định nhiễm thì nên báo cho cơ sở y tế địa phương hoặc bác sĩ đang theo dõi thai để có hướng điều trị.
Trường hợp thai phụ là F0, thai ≥38 tuần hoặc có dấu chuyển dạ (đau bụng từng cơn, ra nhớt hồng, vỡ ối…) sẽ được điều trị tại cơ sở y tế có đủ điều kiện cho cả việc điều trị Covid-19 và theo dõi thai kỳ như Bệnh viện Từ Dũ…
- 5. Sau sanh có được da kề da với em bé không? Có cho con bú không?
Da kề da sau sinh hay còn gọi là phương pháp Kangaroo là phương pháp mang lại rất nhiều lợi ích cho bé, nhưng khi thực hiện phương pháp này thì người mẹ tiếp xúc gần với con, vậy có lo ngại vấn đề lây nhiễm khi thực hiện da kề da hay không? Cân nhắc giữa rất nhiều lợi ích của phương pháp da kề da mang lại và khả năng bị nhiễm COVID -19 ở em bé sau sinh thì các chuyên gia khuyên rằng nên thực hiện da kề da sau sinh và khuyến khích người mẹ đeo khẩu trang và tấm chống giọt bắn.
Và một điều các mẹ bầu lo lắng nữa là: sau khi sinh có cho bé bú mẹ được không? Câu trả lời là được. Cho tới nay chưa có bằng chứng COVID-19 có thể lây qua sữa mẹ. Khi người mẹ F0 trước khi cho con bú cần vệ sinh tay sạch sẽ cũng như đeo khẩu trang và tấm chắn giọt bắn để giảm thiểu nguy cơ lây cho em bé khi tiếp xúc gần.
Ở sản phụ tạm thời không thể nuôi con bằng sữa mẹ (mẹ có triệu chứng nặng, đi cách ly…) thì nên vắt sữa mẹ đem bỏ nhằm duy trì nguồn sữa cho giai đoạn phục hồi và đồng thời tránh tình trạng tắc tia sữa.
- 6. Làm sao để hạn chế khả năng nhiễm COVID-19?
Hình minh họa - nguồn internet
Vì vậy với những khó khăn và phức tạp của đại thì những thai phụ cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ nhiễm COVID -19. Các khuyến cáo sẽ thay đổi theo từng địa phương, hoặc từng quốc gia, đối với nước ta đặc biệt
thành phố Hồ Chí Minh thì thai phụ chúng ta cần:
- Chủng ngừa bằng vaccine phòng COVID -19: Những thai phụ có thai ≥13 tuần nên liên hệ với các cơ sở y tế có đủ điều kiện chích ngừa cho phụ nữ mang thai để nhận được lịch chủng ngừa.
- Thực hiện tốt 5K theo hướng dẫn của Bộ y tế.
Tổng hợp: Bs. Nông Thị Nương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Quyết định về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus Corona mới (SARS –CoV-2), số 3416/QĐ-BYT ngày 14 tháng 7 năm 2021.
- Quyết định về việc ban hành hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí COVID- 19 do chủng Virus SARS-CoV-2 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, số 3982/QĐ-BYT, ngày 18 tháng 8 năm 2021.
- https://www.uptodate.com/contents/covid-19-and-pregnancy-questions-and-answers
Vết rạn da thực chất cũng là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da. Khi những vết rách này lành lại tạo thành các vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và phá vỡ mô liên kết dưới da. Sợi elastin thường ngắn mỏng hơn so với vùng da khác.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.