Sanh lại sau khi mổ lấy thai
Trước đây, mổ lấy thai (MLT) lại được xem như là phương pháp duy nhất trên người có sẹo MLT trước đó.
Ngày nay, sanh ngã âm đạo sau MLT mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và con nên ngày càng được áp dụng rộng rãi.
Lợi ích của sanh ngã âm đạo sau MLT?
Giảm nguy cơ thuyên tắc mạch: sau mổ lấy thai lần hai, tình trạng đau vết mổ kèm đau do gò tử cung khiến cho người mẹ sợ phải đi lại. Nằm một chỗ là điều kiện thuận lợi cho thuyên tắc mạch.
Giảm khả năng truyền máu: lượng máu mất sau MLT thường nhiều hơn sau sanh ngã âm đạo, vì vậy khả năng truyền máu sau MLT cũng sẽ cao hơn.
Giảm tình trạng sốt hậu sản, nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng tiểu.
Chi phí sau MLT thường cao hơn so với sanh ngã âm đạo.
Sau sanh ngã âm đạo người mẹ có thể chăm sóc bé sớm sau sanh hơn so với MLT.
Tỉ lệ suy hô hấp trẻ sơ sinh sau sanh ngã âm đạo thấp hơn so với MLT.
Sanh ngã âm đạo sau MLT có nguy cơ gì không ?
- Nguy cơ tử cung sau sanh ngã âm đạo cao hơn so với MLT chủ động.
- Tỉ lệ vỡ tử cung tùy thuộc vào sẹo mổ trên cơ tử cung:
- Nếu sẹo mổ lần trước dọc đoạn dưới tử cung thì tỉ lệ là 1 – 7%
- Nếu sẹo mổ lần trước dọc thân tử cung thì tỉ lệ vỡ tử cung sau sanh ngã âm đạo 4 – 9%
- Ngày nay, hầu hết MLT là mổ ngang đoạn dưới tử cung nên nguy cơ vỡ tử cung là khá thấp.
- Đối với những trường hợp có sẹo mổ dọc đoạn dưới hay dọc thân tử cung nên mổ lấy thai chủ động.
- Khi đi khám thai và khi đi sanh, thai phụ cần thiết phải mang theo giấy ra viện của lần mổ trước.
Những trường hợp nào không nên sanh ngã âm đạo sau MLT lần trước?
- Những trường hợp sau MLT < 18 tháng (gọi là vết mổ cũ mới): được tính từ ngày MLT trước đến ngày sanh lần này nên MLT lại.
- Đã MLT ≥ 2 lần.
- Các chị em có khung chậu hẹp hoặc giới hạn qua chụp X-quang không nên sanh ngã âm đạo trừ những trường hợp con lần này quá nhỏ.
- Riêng đối với những trường hợp mổ khác trên thân tử cung như: mổ bóc nhân xơ tử cung, mổ tạo hình tử cung thì nên MLT lại.
- Thai lần này có cân nặng ước tính > 3600g cũng nên MLT lại.
- Những trường hợp đa thai, ối vỡ sớm, ngôi bất thường như ngôi mông, ngôi ngang nên mổ lấy thai lại.
Điều kiện sanh ngã âm đạo sau mổ lấy thai lần trước.
- Ngôi chẩm
- Sẹo mổ cũ ngang đoạn dưới.
- Không có sẹo mổ khác trên tử cung.
- Không có vấn đề về khung chậu hoặc những bất thường ảnh hưởng sanh ngã âm đạo (khung chậu hẹp, méo, OVN,…)
- Sanh tại bệnh viện có phòng mổ để thuận lợi cho việc xử trí về sau.
- Sanh tại nơi có đội ngũ y tế có kinh nghiệm để theo dõi tốt hơn
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).