Sanh mổ làm gia tăng nguy cơ hen suyễn cho bé trong ba năm đầu tiên
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Nghiên cứu mới đây khẳng định cho kết quả của những nghiên cứu trước là những trẻ được sanh mổ bị tăng nguy cơ bị suyễn.
Kết quả có được từ nghiên cứu Đoàn Hệ “Trẻ và Bà Mẹ Na Uy” (MoBa) cho thấy có sự gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh suyễn ở trẻ sanh mổ khi lên ba tuổi. Đặc biệt ở trẻ không có yếu tố di truyền bệnh suyễn và dị ứng.
Nghiên cứu MoBa với cỡ mẫu 37 000 trẻ được đưa vào nghiên cứu để tìm ra mối liên hệ giữa phương pháp sanh và nguy cơ của nhiễm trùng đường hô hấp dưới, khò khè và hen suyễn trong ba năm đầu của cuộc sốn. So sánh giữa nhóm trẻ sanh ngả âm đạo và trẻ sanh mổ (cấp cứu hay lên chương trình).
Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ sanh mổ tăng nhẹ nguy cơ phát triển suyễn trong ba năm đầu, nhưng không tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp dưới và khò khè. Nhóm trẻ sanh mổ có mẹ không có tiền căn dị ứng thì nguy cơ hen suyễn gia tăng.
Phương pháp sinh không phải là nguy cơ
Theo tác giả Maria Magnus tại khoa Bệnh Mãn Tính của Viện Sức khỏe cộng đồng Na Uy “Việc sanh mổ tự nó không chắc sẽ gây ra sự gia tăng bệnh suyễn”. Magnus là tác giả đầu tiên của bài báo đăng trên tạp chí American Journal of Epidemiology.
Trẻ sanh mổ có thể tăng nguy cơ hen suyễn do để thay đổi hệ thực vật vi khuẩn trong ruột, có ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ, hoặc bởi vì trẻ em sinh ra theo cách này thường có nguy cơ gia tăng của các vấn đề hô hấp nghiêm trọng trong những tuần đầu tiên của cuộc sống.
Nguồn:
http://www.sciencedaily.com/releases/2012/01/120110114440.htm
Vết rạn da thực chất cũng là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da. Khi những vết rách này lành lại tạo thành các vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và phá vỡ mô liên kết dưới da. Sợi elastin thường ngắn mỏng hơn so với vùng da khác.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.