Sự gia tăng nguy cơ mổ lấy thai ở bệnh nhân tiểu đường do cơn gò tử cung kém
BS. Phạm Quang Nhật (Dịch)
Khoa Sản A – BV Từ Dũ
Theo nghiên cứu của Đại học Liverpool, sản phụ tiểu đường có cơn gò tử cung yếu hơn nhiều so với sản phụ không tiểu đường, làm tăng nguy cơ mổ lấy thai (MLT) cấp cứu.
Nghiên cứu trong 10 năm qua, tỷ lệ tai biến khi sanh ở sản phụ tiểu đường tăng khoảng 50%. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu thực hiện để có thể hiểu được tại sao chỉ có khoảng ¼ sản phụ có thể sanh ngả âm đạo bình thường.
Các tác giả đã nghiên cứu hơn 100 mẫu sinh thiết tử cung của những sản phụ có và không có tiểu đường. Kết quả cho thấy gò tử cung ở sản phụ tiểu đường yếu hơn so với sản phụ không tiểu đường, do có sự thay đổi lượng can-xi trong cơ tử cung (đây là thành phần chủ yếu cho sự co cơ).
Lượng can-xi ở cơ tử cung tăng sẽ làm tăng sự co cơ tử cung. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy sản phụ tiểu đường nồng độ can-xi trong cơ tử cung giảm nhiều. Hơn nữa, các receptor kênh can-xi trên màng tế bào cũng giảm, cũng làm giảm lượng can-xi đi vào tế bào. Đây là lý do giải thích tại sao tử cung co yếu ở sản phụ tiểu đường.
Cơ tử cung của sp tiểu đường đáp ứng thuốc co cơ Oxytocin cũng kém hơn sản phụ không tiểu đường. Trong khi oxytocin là điều trị thông thường ở sản phụ sanh khó, điều này giải thích cho nghiên cứu tại sao tỷ lệ MLT cấp cứu ở sản phụ TD tăng lên.
Theo GS Sue Wray, Viện đại học Y Học Chứng cứ cho rằng:” Tại Mỹ, có khoảng 35 000 sản phụ có tử cung tiểu đường và tiểu đường trong thời kỳ mang thai mỗi năm, còn gọi là tiểu đường thai kỳ. Trong số này, khoảng 60% sẽ sanh mổ.
“Phần lớn những ca phẫu thuật này tăng nguy cơ biến chứng pt và nhiễm trùng, cũng như nguy cơ băng huyết. Cho tới nay, chúng ta cũng chưa biết rõ tại sao phụ nữ tiểu đường dễ bị các tai biến sản khoa, nhưng quan trọng là chúng ta cần ngăn ngừa sự gia tăng nguy cơ MLT cấp cứu.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng can-xi bị ức chế đi vào tế bào cơ. Kết hợp với việc giảm toàn bộ khối cơ, góp phần làm giảm sự co thắt cơ tử cung ở sản phụ tiểu đường. Các nghiên cứu trong tương lai sẽ tập trung nghiên cứu giúp sản phụ tiểu đường nhằm tìm ra các nguyên nhân gây ra sự thay đổi ngay trong lần đầu tiên và nếu đã có sự thay đổi thì cố gắng ngăn diễn tiến xấu.”
Nguồn:
http://www.sciencedaily.com/releases/2011/12/111206102523.htm
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).
Viêm âm đạo là một bệnh phụ khoa thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ mang thai. Bởi vì một số thay đổi sinh lý của cơ thể khi mang thai, mẹ bầu dễ bị viêm âm đạo hơn bình thường.
Túi ối là môi trường để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, giúp thai nhi hấp thụ các chất dinh dưỡng và bảo vệ khỏi các tác động từ bên ngoài.
Có rất nhiều lợi ích khi tập thể dục đều đặn trong thai kỳ, bao gồm các lợi ích về sức khỏe sinh lý, tâm lý, ngăn ngừa tăng cân quá mức, giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và bệnh lý tim mạch.