Tại sao bác sĩ cho mẹ bầu xét nghiệm nước tiểu khi khám thai
ThS. BS. Lê Võ Minh Hương
P. Công tác xã hội
Xét nghiệm nước tiểu gần như được thực hiện thường qui mỗi lần mẹ bầu khám thai định kỳ. Vậy tại sao cần thường xuyên thực hiện xét nghiệm này? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Bạch cầu và nitrit trong nước tiểu là dấu hiện giúp phát hiện nhiễm trùng tiểu
Ở phụ nữ mang thai, nhiễm trùng tiểu không triệu chứng là vấn đề khá thường gặp. Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện tình trạng này. Mặc dù không gây triệu chứng đường tiểu, nhưng trường hợp nhiễm trùng tiểu này có thể gây ra một số kết cục xấu cho thai kỳ nếu không được điều trị như: ối vỡ non, nhiễm trùng ối, chuyển dạ sinh non. Do đó, khi khám thai định kỳ, mẹ bầu sẽ được xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện nhiễm trùng tiểu và điều trị kịp thời.
Đạm trong nước tiểu có ích trong việc phát hiện bệnh lý thận hoặc chẩn đoán tiền sản giật trong thai kỳ
Một bệnh lý thận tiềm ẩn chưa được phát hiện hoặc bệnh lý thận đang được theo dõi có thể diến tiến nặng lên trong thai kỳ. Do đó, xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bác sĩ phát hiện và theo dõi bệnh lý thận trong suốt thai kỳ.
Ngoài ra, đạm trong nước tiểu kết hợp với tăng huyết áp là biểu hiện của tiền sản giật. Đây là một biến chứng nguy hiểm khi mang thai, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và thai. Do đó, tiền sản giật cần được phát hiện sớm nếu có và mẹ bầu có tiền sản giật cần một kế hoạch theo dõi và chấm dứt thai kỳ ở thời điểm phù hợp.
Đường và keton trong nước tiểu phản ánh tình trạng đái tháo đường
Phụ nữ mang thai rất dễ bị rối loạn dung nạp đường do các thay đổi sinh lý trong thai kỳ. Tình trạng này hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn đến các ảnh hưởng xấu lên thai (bất thường tim thai) nếu không được điều chỉnh.
Khi lượng đường trong máu quá cao (vượt quá ngưỡng tái hấp thu của thận), đường sẽ xuất hiện khi xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, một số phụ nữ mang thai bình thường cũng có thể xuất hiện lượng nhỏ đường trong nước tiểu.
Keton trong nước tiểu tăng khi mẹ bầu có đái tháo đường nhưng không được kiểm soát tốt hoặc trong chế độ ăn có quá ít carbohydrate.
Một số chỉ số khác trong xét nghiệm nước tiểu nếu có bất thường cũng phản ánh tình trạng bất thường của mẹ. Ví dụ như nước tiểu quá cô đặc do mẹ bị thiếu nước...
Tóm lại, khám thai định kỳ rất quan trọng để bác sĩ kiểm tra tình trạng mẹ và thai. Bên cạnh các xét nghiệm máu, siêu âm, đo tim thai thì phân tích nước tiểu là một xét nghiệm không xâm lấn, an toàn, dễ thực hiện với chi phí rẻ nhưng rất hữu ích để phát hiện các tình trạng bất thường gây ảnh hưởng xấu cho thai kỳ.
Mẹ bầu có thể xem thêm lịch khám thai ở bệnh viện Từ Dũ tại đây: http://tudu.com.vn/vn/huong-dan-dich-vu/huong-dan/kham-benh/lich-lam-viec/
Đăng kí khám dịch vụ hẹn giờ qua tổng đài 028.1081 hoặc 028.1068 để chủ động và tiết kiệm thời gian.
Vết rạn da thực chất cũng là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da. Khi những vết rách này lành lại tạo thành các vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và phá vỡ mô liên kết dưới da. Sợi elastin thường ngắn mỏng hơn so với vùng da khác.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.