Tại sao cần đi khám thai?
Khoa Sản - BV Từ Dũ
Mục đích của việc khám thai:
Thai kỳ phát triển qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn được gọi là tam cá nguyệt, một tam cá nguyệt tương đương với 13 tuần hoặc ba tháng lịch.
Tam cá nguyệt đầu:
Từ lúc bắt đầu có thai đến khi thai 13-14 tuần tuổi. Đây là khoảng thời gian hình thành và hoàn thiện các cơ quan.
Tam cá nguyệt thứ hai ( ba tháng giữa): 14-27 tuần
Là khoảng thời gian thai tăng trưởng, nếu thai chậm phát triển xảy ra trong thời kỳ này thường rất nặng.
Tam cá nguyệt thứ ba (ba tháng cuối): 27-40 tuần
Là khoảng thời gian tăng trọng, thường xuất hiện những biến chứng của thai kỳ như cao huyết áp do thai, sản giật, chảy máu do nhau tiền đạo…
Lịch khám thai:
Tuỳ thuộc vào tuổi thai hay vấn đề của từng tam cá nguyệt.
- Lần khám đầu tiên bắt đầu ngay vài ngày sau khi mất kinh hay trễ kinh, để xác định có thai bình thường.
- Sau đó:
+ Mỗi 2 tuần khám 1 lần sau khi tuổi thai từ 28 tuần đến 36 tuần.
+ Từ tuần thứ 36 mỗi tuần khám 1 lần.
+ Tuy nhiên, trong những trường hợp thai kỳ có vấn đề như ra huyết, doạ sanh non, thai suy dinh dưỡng, nước ối ít, mẹ có bệnh lý, con hiếm…lịch khám thai của những bà mẹ này sẽ khác đi.
Khám thai trong 3 tháng đầu tiên là rất quan trọng.
Lần khám thai đầu tiên này rất quan trọng, chủ yếu tập trung vào đánh giá sức khoẻ của người mẹ và xác định vấn đề mang thai.
- Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng.
- Những bệnh lý trước đây, vấn đề sức khoẻ hiện tại.
- Những lần thai nghén trước đây, tình trạng sức khoẻ của bé sau sanh.
- Những lần mổ, những loại thuốc đã dùng và đang dùng.
- Cách sống và môi trường làm việc.
Những thông tin trên giúp dự báo tình trạng thai nhi để chuẩn bị xử trí và chăm sóc tốt hơn.
- Bác sĩ sẽ khám xác định có thai và tuổi thai.
- Thiết lập chương trình theo dõi thai cho sản phụ.
Thực hiện xác xét nghiệm cần làm:
- Máu:
Nhóm máu, yếu tố Rhesus, Hemoglobin (Hb), hematocrite (Hct) để đánh giá có tình trạng thiếu máu thiếu sắt không, đường trong máu, những bệnh truyền nhiễm hay nhiễm trùng như giang mai, viêm gan siêu vi, HIV, Rubella.
- Nước tiểu.
- Siêu âm.
Hướng dẫn của bác sĩ:
- Hướng dẫn ăn uống, theo dõi sự phát triển của thai nhi, vệ sinh thân thể, làm việc.
- Dặn dò tái khám đúng lịch hẹn.
- Dặn dò khi có các dấu hiệu khác lạ như ra huyết âm đạo, đau trằn bụng dưới nhiều…đến bệnh viện ngay.
- Chích ngừa VAT để phòng chống uống ván.
Những lần khám sau chủ yếu tập trung đánh giá tình trạng sức khoẻ thai nhi:
- Sự phát triển của thai, phát hiện những bất thường của thai.
- Những thay đổi của người mẹ khi có thai:
- Tình trạng lên cân, ăn uống, phù chân, nám mặt, sạm da…
- Và những tình trạng bệnh lý của mẹ khi mang thai: cao huyết áp do thai, bệnh tim mạch,…
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).