Tăng huyết áp hoặc tiền sản giật khi mang thai có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sau sinh
ThS. DS. Đặng Thị Thuận Thảo (lược dịch)
Bệnh viện Từ Dũ
Một nghiên cứu đã cho thấy những phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai hoặc tiền sản giật có nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch (VTE) trong một khoảng thời gian sau khi sinh.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 1.919.918/ 24.531.118 phụ nữ có ít nhất một lần mang thai trong khoảng thời gian trung bình là 13,7 năm. Kết quả cho thấy có 5.759 phụ nữ bị huyết khối tĩnh mạch, đạt tỷ lệ mới mắc là 2,3 (95% CI, 2,3-2,4) trên 10.000 người.
Một nghiên cứu đoàn hệ gồm 1.624.849 (84,6%) phụ nữ mang thai không biến chứng (nhóm chứng), 264.135 (13,8%) phụ nữ mang thai có 1 trường hợp mang thai bị tăng huyết áp và 30.934 (1,6%) phụ nữ mang thai có 1 trường hợp mang thai bị tiền sản giật. Tuổi trung bình khi bắt đầu theo dõi là tương tự giữa các nhóm là 29 tuổi. Kết quả cho thấy nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sau sinh tăng gấp đôi ở những phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp (HR 2.0, 95% CI, 1.7-2.4) và tăng gấp 8 lần ở những phụ nữ mang thai bị tiền sản giật (HR 7.8, 95% CI, 5.4–11.3) so với nhóm chứng.

Hình minh họa - nguồn internet
Về lâu dài, phụ nữ ở cả hai nhóm mang thai bị tăng huyết áp và mang thai bị tiền sản giật có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sau sinh cao hơn so với nhóm chứng.
Các dữ liệu hiện tại cho thấy rằng các rối loạn tăng huyết áp là thoáng qua và kết thúc khi chuyển dạ nhưng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch vẫn còn cao trong những năm tiếp theo do liên quan đến những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn hiện chưa rõ.
Tài liệu tham khảo
Hypertension during pregnancy, pre-eclampsia up risk of venous thromboembolism. Hypertension 2020;doi:10.1161/HYPERTENSIONAHA.119.14280
Non-Stress Test (NST) là một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi trong những tuần cuối thai kỳ. Bằng cách theo dõi nhịp tim thai và sự phản ứng của thai nhi khi cử động, NST giúp xác định thai nhi có nhận đủ oxy hay không và có dấu hiệu nào của suy thai không.
Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đòi hỏi nhiều sự quan tâm và chăm sóc. Một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ mang thai là thiếu máu thiếu sắt. Vậy thiếu máu thiếu sắt khi mang thai là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé? Cùng tìm hiểu nhé!
Vết rạn da thực chất cũng là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da. Khi những vết rách này lành lại tạo thành các vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và phá vỡ mô liên kết dưới da. Sợi elastin thường ngắn mỏng hơn so với vùng da khác.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].