Tập thể dục sau sinh
Sau sinh, bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ được bế bồng cục cưng thơm nức mùi sữa trên tay, các chị em phụ nữ thường không tránh khỏi nỗi lo “xuống sắc”, bởi thân hình thon thả, chiếc bụng phẳng lỳ ngày nào đã thay bằng vóc dáng xồ sề, vòng eo bánh mì, làn da rạn nhão… Nào, hãy cùng kiên nhẫn từng bước khôi phục sức khỏe và sắc đẹp, bắt đầu bằng một việc tưởng dễ mà khó, tưởng khó mà dễ, đó là tập thể dục, các chị em nhé.
Hình minh họa - Nguồn internet
Lợi ích của việc tập thể dục cho phụ nữ sau sinh:
Tập thể dục có nhiều lợi ích cho phụ nữ sau sinh chúng mình lắm nhé:
- Giúp giảm cân nặng bạn đã tăng trong quá trình mang thai (cùng với chế độ ăn uống hợp lý).
- Tăng cường năng lượng và sức chịu đựng, giúp bạn thích ứng dễ dàng hơn với quá trình chăm sóc em bé mới sinh của mình.
- Giúp tăng cường và làm săn chắc cơ bụng.
- Giảm căng thẳng, hữu ích trong việc ngăn ngừa trầm cảm sau sinh.
- Giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
- Tránh nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch sâu với các biến chứng nguy hiểm.
Tôi nên bắt đầu tập thể dục khi nào?
Bạn có thể bắt đầu càng sớm càng tốt với bài tập sàn chậu (Kegel). Các bài tập khác sẽ phụ thuộc vào việc bạn sinh thường hay sinh mổ, cũng như mức độ vận động của bạn trước và trong thai kỳ. Bài tập sàn chậu giúp bạn phòng ngừa chứng tiểu són, làm săn chắc, khít chặt cấu trúc âm đạo bị dãn nhão do quá trình mang thai và sinh nở.
Tham khảo thêm về bài tập sàn chậu sau sinh theo đường link sau:
Nếu bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh thường qua ngả âm đạo, bạn có thể bắt đầu tập thể dục lại với các bài tập nhẹ nhàng ngay sau khi em bé chào đời. Thông thường, sẽ an toàn hơn khi bắt đầu vài ngày sau khi sinh con hoặc ngay khi bạn cảm thấy sẵn sàng. Nếu bạn đã sinh mổ hoặc các biến chứng khác, hãy hỏi bác sĩ khi nào an toàn để bắt đầu tập thể dục trở lại.
Hình minh họa - Nguồn internet |
Hãy cảm nhận cảm giác và mức năng lượng của cơ thể để chọn thời gian bắt đầu và hình thức tập luyện thích hợp cho bản thân mình bạn nhé. Nội tiết tố thai kỳ và việc cho con bú có thể ảnh hưởng đến các khớp của bạn nhiều tháng sau sinh, nên hãy vận động nhẹ nhàng, tránh các hoạt động cường độ mạnh quá sớm.
Hình thức tập luyện nào là lý tưởng nhất để bắt đầu?
Khi bạn đã sẵn sàng để bắt đầu tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng là cách tuyệt vời để lấy lại vóc dáng. Bạn có thể thực hiện điều này cùng với bé: cho bé ngồi trong xe đẩy hoặc địu bé bên người, và hai mẹ con cùng bước ra ngoài đi đạo. Hãy chọn đi dạo nơi có không gian thoáng đãng như bờ hồ, công viên, vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát mẻ. Ngắm nhìn cảnh vật xung quanh sẽ giúp cả hai mẹ con cùng cảm thấy thoải mái và thư giãn. Đây cũng là một hoạt động bảo vệ bạn chống lại chứng trầm cảm sau sinh nữa đấy.
Hãy bắt đầu với những chuyến đi ngắn, khoảng 10-20 phút. Khi đã khỏe hơn, bạn có thể mở rộng thói quen đi bộ của mình bằng cách tăng tốc và đi bộ lâu hơn. Nếu bạn cảm thấy mệt, đừng cố sức, hãy dừng lại và nghỉ ngơi khi bạn cần.
Một cách khác để tập thể dục hàng ngày là tham gia một lớp tập thể dục hoặc yoga gần nhà bạn. Giao lưu, tiếp xúc với các thành viên trong khác có thể giúp bạn có thêm động lực, giảm những căng thẳng của quá trình chăm sóc bé.
Một số lời khuyên hữu ích cho việc vận động sau sinh
- Nếu bạn đang cho con bú mẹ, hãy cho bé bú hoặc vắt sữa trước khi tập luyện để tránh khó chịu khi bộ ngực căng sữa.
- Mặc chiếc áo ngực vừa vặn và có khả năng nâng đỡ tốt để bảo vệ bộ ngực của bạn.
- Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát.
- Luôn có sẵn nước để uống trong quá trình tập luyện của bạn.
- Dành 10 phút cho việc khởi động để các cơ của bạn sẵn sàng cho việc tập luyện, và 5 phút để thư giãn sau khi tập để nhịp tim bạn trở lại như bình thường.
- Cần kiên nhẫn và từ tốn, vì cơ thể bạn cần thời gian để hồi phục sau quá trình mang thai và sinh nở đầy căng thẳng và mệt nhọc.
Hoa Phượng tổng hợp và lược dịch từ:
https://www.babycentre.co.uk/a196/when-can-i-start-to-exercise-after-giving-birth
Vết rạn da thực chất cũng là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da. Khi những vết rách này lành lại tạo thành các vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và phá vỡ mô liên kết dưới da. Sợi elastin thường ngắn mỏng hơn so với vùng da khác.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.