Thai chậm phát triển trong tử cung
![]() |
BV Từ Dũ
Thai chậm phát triển là một tình trạng thai nhi bị suy dinh dưỡng khi còn nằm trong tử cung, không phát triển như bình thường.
Làm sao có thể biết được?
Bác sĩ và bà mẹ có thể nhận thấy được thai chậm phát triển với tuổi thai qua một quá trình theo dõi liên tục.
Những nguy hiểm do thai chậm phát triển
Những biến chứng trong sanh và sau sanh gia tăng.
Thiểu ối (dân gian còn gọi là khô nước ối) cũng thường xuất hiện. Nước ối ít gây nên sự chèn ép dây rốn. Đó là nguyên nhân gây tử vong cho con.
Khi lớn lên các bé đã từng là thai chậm phát triển trong tử cung sẽ dễ bị những di chứng trầm trọng về thần kinh, kém phát triển trí tuệ, cao huyết áp lúc về già, và những biến chứng về tim mạch.
Những bà mẹ nào dễ có thai chậm phát triển trong tử cung?
- Mẹ hút thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng heroin, cocaine.
- Mẹ bị suy dinh dưỡng trầm trọng.
- Bệnh lý của nhau thai (suy tuần hoàn nhau thai).
- Đa thai (sinh đôi, sinh ba..)
- Mẹ mắc những bệnh nhiễm trùng.
- Mẹ có những rối loạn về di truyền.
- Tiếp xúc với những chất độc hại.
Làm thế nào để phát hiện sớm thai chậm phát triển trong tử cung?
- Lưu giữ tất cả những giấy tờ ghi nhận những bệnh tật mình có.
- Đi khám thai ngay khi mới bị trễ kinh để chẩn đoán chính xác tuổi thai.
- Thăm khám thai: Lưu ý đo bề cao tử cung. Bề cao tử cung tăng dần theo tuổi thai.
- Vào tháng thứ tư bề cao tử cung là 16cm. Bề cao tử cung sẽ tăng 4cm mỗi tháng cho đến tháng thứ 8. Số đo bề cao tử cung bằng số tuần tuổi thai nhi (ví dụ tuổi thai là 16 tuần thì bề cao tử cung là 16cm).
Khi bề cao tử cung không tăng hay tăng nhỏ hơn tuổi thai, có thể thai đang chậm phát triển trong tử cung.
Khi bề cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai khoảng 5cm thì biết là thai nhi bất thường.
Khi thai nhi chậm phát triển chúng ta cần phải làm gì?
- Nằm nghỉ nghiêng bên trái giúp tăng lượng máu đến tử cung, tăng lượng oxy, chất dinh dưỡng cho thai.
- Điều chỉnh lại chế độ ăn, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và con.
- Uống nhiều nước, tối thiểu 8-10 ly lớn/ngày.
- Không hút thuốc lá, không uống rượu.
- Đếm số lần thai máy, theo dõi cử động thai bằng máy monitoring.
- Siêu âm đo lượng nước ối, nhìn thai nhi cử động, đo vòng đầu, vòng bụng, đường kính lưỡng đỉnh và chiều dài xương đùi. Nếu vòng bụng và cân nặng thai nhi có vấn đề, bác sĩ sẽ cho siêu âm hàng loạt nhằm chẩn đoán, đánh giá sự tiến triển, độ trầm trọng của thai chậm phát triển.
Lấy thai ra khỏi môi trường bất lợi cho sự phát triển thật đúng thời điểm.
Tóm lại:
Khám thai đều đặn giúp phát hiệm sớm thai chậm phát triển, theo dõi, điều trị và có quyết định đúng lúc để tránh tử vong cho thai nhi, đồng thời hạn chế những tổn thương não với những di chứng tâm thần và vận động về sau.
Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đòi hỏi nhiều sự quan tâm và chăm sóc. Một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ mang thai là thiếu máu thiếu sắt. Vậy thiếu máu thiếu sắt khi mang thai là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé? Cùng tìm hiểu nhé!
Vết rạn da thực chất cũng là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da. Khi những vết rách này lành lại tạo thành các vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và phá vỡ mô liên kết dưới da. Sợi elastin thường ngắn mỏng hơn so với vùng da khác.
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.