Thai nhi quá nặng cân: mối lo cho cả mẹ và bé
Chị T. T. H. O. 32 tuổi (Bà Rịa - Vùng Tàu), cùng chồng đến Bệnh viện Từ Dũ ngày 26/11/2018 theo tư vấn của các cơ sở chăm sóc
sức khỏe sinh sản tại tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu, để được điều trị bởi bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị, nhân lực cho một ca mổ có nhiều nguy cơ: thai quá ngày, con to và cao huyết áp, nguy cơ tiền sản giật.
Cách đây 15 năm chị H.O. đã sinh thường một bé gái cũng nặng cân (4000gr). Thai lần này đã quá ngày dự sinh 2 tuần, sản phụ tăng 20kg so với trước khi mang thai, huyết áp cao 160/100mmHg. Tiếp nhận điều trị, BS Hồ Hoa, phẫu thuật viên chính, đã tiên lượng ca mổ bắt con khó khi có nhiều nguy cơ băng huyết do thai rất to lại đa ối, thành bụng mẹ lại quá dày. Nói về cuộc mổ, BS Hồ Hoa chia sẻ vui: “Ngoài việc sẵn sàng để dự phòng băng huyết sau sinh, thì bác sĩ phụ mổ cũng cần được lựa chọn theo tiêu chí có… dư sức khỏe”. Trước mổ, các bác sĩ tiên lượng thai 4700 – 4800gr, nhưng khi mổ lấy thai, mọi người đều bất ngờ trước một bé gái bụ bẫm nặng 5.100gr. Bé được chuyển sang đơn vị chăm sóc đặc biệt của khoa Sơ sinh để theo dõi tình trạng sức khỏe, vật lý trị liệu, phòng ngừa các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Phần mẹ, sau phẫu thuật, tiếp tục được kíp mổ kiểm sóat chặt chẽ việc gò tử cung, huyết áp…
Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Sản N1- Bệnh viện Từ Dũ, khi sản phụ tăng cân nhiều và thai nhi to, cần lưu ý:
- Trước sinh cần khám thai định kỳ, theo dõi sát sức khỏe mẹ và bé. Theo dõi đường huyết, huyết áp, đo tim thai, các dấu hiệu như phù, tăng huyết áp, xét nghiệm nước tiểu. Cần tới bệnh viện ngay khi nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng cân hơn 01kg/1 tuần.
- Chế độ dinh dưỡng: Ăn nhiều rau. Hạn chề ăn nhiều đường và tinh bột. Tập các vận động nhẹ nhàng.
- Tăng nguy cơ đột tử thai, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu phẫu, hậu sản.
- Nguy cơ về sau là đái tháo đường type 2, tăng huyết áp mãn tính,
- Cần khám chuyên khoa Tim mạch 3 tuần sau sinh và chuyên khoa Nội tiết 4 - 6 tuần sau sinh.
TS.BS Vũ Tề Đăng, Phó trưởng khoa Sơ sinh – Bệnh viện Từ Dũ cũng lưu ý các mẹ về những nguy cơ đối với các bé có cân nặng trên 4000gr khi sinh:
- Nguy cơ đột tử trong thai kỳ, sang chấn sản khoa lúc sinh.
- Nguy cơ đái tháo đường type 2, bệnh lý tim mạch.
- Không được chủ quan với bé khi thấy tình trạng sức khỏe sau sinh tốt.
- Cần theo dõi sát quá trình phát triển của trẻ về:
+ Bệnh lý phổi sau sinh, nguy cơ suy hô hấp.
+ Nguy cơ béo phì.
+ Rối loạn chuyển hóa sau sinh.
(MTâm)
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).