Thực đơn bệnh lý thận trong thai kỳ
Khoa Dinh dưỡng - tiết chế
BV Từ Dũ
Tất cả các bệnh có liên quan đến thận như bệnh cầu thận mạn tính, viêm bể thận mạn tính, bệnh thận do tiểu đường, bệnh thận đa nang, sỏi thận, chạy thận, ghép thận... đều có ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của sản phụ và thai nhi.
Trong quá trình mang thai, biểu hiện của bệnh lý này sẽ nặng hơn và làm tăng khả năng nhiễm độc, nhiễm trùng, suy thận và tăng những biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, tăng huyết áp, sảy thai, sinh non...
Ảnh: nguồn Internet
Do vậy, trước khi chuẩn bị làm mẹ, các bạn nữ có các bệnh lý thận nên tìm hiểu kĩ các kiến thức về y tế, chế độ dinh dưỡng phù hợp với điều kiện sức khỏe và bệnh lý của bản thân. Bên cạnh đó, các bạn cần thường xuyên thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện có uy tín để được theo dõi và tư vấn. Nếu xuất hiện những triệu chứng khác thường hoặc bệnh lý chuyển biến xấu thì phải nhanh chóng nhập viện để có chế độ điều trị tích cực.
* Nội dung chi tiết vui lòng tải file đính kèm.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).
Viêm âm đạo là một bệnh phụ khoa thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ mang thai. Bởi vì một số thay đổi sinh lý của cơ thể khi mang thai, mẹ bầu dễ bị viêm âm đạo hơn bình thường.
Túi ối là môi trường để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, giúp thai nhi hấp thụ các chất dinh dưỡng và bảo vệ khỏi các tác động từ bên ngoài.
Có rất nhiều lợi ích khi tập thể dục đều đặn trong thai kỳ, bao gồm các lợi ích về sức khỏe sinh lý, tâm lý, ngăn ngừa tăng cân quá mức, giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và bệnh lý tim mạch.