Tiêu chảy trong thai kỳ
Trong khi rất nhiều các thai phụ phàn nàn về chứng táo bón khi mang thai, thì cũng có những mẹ bầu khác lại gặp vấn đề ngược lại – tiêu chảy. Tiêu chảy thông thường không nghiêm trọng, nhưng nếu không cẩn trọng, nó có thể gây ra nhiều vấn đề rắc rối.
Nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai?
Hình minh họa - Nguồn internet |
Những thay đổi nội tiết tố, thay đổi chế độ ăn hay tâm lý lo lắng, căng thẳng trong thai kỳ có thể gây ra những vấn đề tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy. Nhưng tiêu chảy không phải luôn có nguyên nhân liên quan trực tiếp đến thai kỳ.
Cũng giống như khi không mang thai, bạn có thể bị tiêu chảy do bệnh hoặc do thức ăn mình đã tiêu thụ. Các nguyên nhân tiêu chảy có thể bao gồm:
- Virus dạ dày hoặc ngộ độc thực phẩm, chẳng hạn như listeriosis
- Một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng axit. Một số mẹ bầu thậm chí còn thấy rằng loại vitamin tiền sản họ sử dụng khiến họ bị tiêu chảy, và hiện tượng này ngưng lại khi họ đổi sang nhãn hiệu khác.
- Các sản phẩm sữa (nếu bạn không dung nạp đường sữa).
- Các vấn đề về tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh viêm ruột.
Bạn có thể làm gì khi bị tiêu chảy trong thai kỳ
- Uống nhiều nước: để giữ cơ thể không bị mất nước. Tuy nhiên, tránh các loại nước hoa quả, nước ngọt có ga.
- Tránh những loại thực phẩm có thể làm tiêu chảy nghiêm trọng hơn: thực phẩm béo hoặc cay, sữa (đặc biệt khi bạn không dung nạp đường sữa)
- Sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa: cháo, súp, bánh mì nướng, chuối, cà rốt nấu chín… Sữa chua, đặc biệt với các loại sữa chua còn men sống giúp cung cấp những lợi khuẩn cho ruột cũng có hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy.
- Nghỉ ngơi: những khó chịu do tiêu chảy khiến cơ thể mệt mỏi, vì vậy hãy tăng cường nghỉ ngơi bạn nhé.
- Tránh xa các loại thuốc tiêu chảy có chứa natri hoặc natri bicarbonate. Chúng là những loại không nên sử dụng trong thai kỳ.
Khi nào cần đến bác sĩ?
- Khi tiêu chảy không giảm nhẹ hơn sau 1 ngày: tiêu chảy kéo dài có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước, một yếu tố nguy cơ chính của chuyển dạ sớm.
- Khi tiêu chảy trở nên nặng hơn, hoặc phân có máu, có chất nhầy hoặc hoàn toàn là chất lỏng.
- Khi bạn bị tiêu chảy kèm sốt hoặc xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội.
- Khi bạn có những dấu hiệu mất nước: khô môi, choáng váng, chóng mặt…
- Khi bé yêu trong bụng bạn ít vận động hơn, hoặc vận động mạnh mẽ hơn thường ngày. Hoặc khi bạn có những dấu hiệu như: Co thắt thường xuyên, dịch tiết âm đạo nhiều hơn, dịch tiết như nước và có kèm máu.
Hoa Phượng tổng hợp từ
https://www.webmd.com/baby/diarrhea
https://www.healthline.com/health/pregnancy/diarrhea-remedies#causes
https://www.babycenter.com/0_diarrhea-during-pregnancy_20000032.bc
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/pregnancy-diarrhea.aspx
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).