Vắc xin Covid-19
ThS. BS. Lê Võ Minh Hương
Phòng Công tác xã hội
Các loại vắc xin COVID-19 khác nhau như thế nào?
Hiện tại, Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã phê duyệt sử dụng 3 loại vắc xin COVID-19. Hai loại vắc xin cần tiêm 2 liều là Pfizer và Moderna, và một loại vắc xin chỉ cần 1 liều là Johnson & Johnson. Tất cả các vắc xin này đều đã được chứng minh tính an toàn và hiệu quả cao. Phụ nữ mang thai và không mang thai có thể lựa chọn tiêm bất kì loại nào.
Tác dụng phụ là thường gặp sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Các tác dụng phụ này khác nhau tùy cơ địa mỗi người và tùy loại vắc xin. Phần lớn người sau tiêm vắc xin cảm thấy giống như bị cúm trong vài ngày. Điều này là bình thường.
Nếu bị đau hoặc sốt sau tiêm vắc xin, bạn có thể uống thuốc giảm đau hạ sốt (acetaminophen). Đây là một loại thuốc không cần kê đơn và an toàn cho phụ nữ mang thai. Nếu quá lo lắng về các tác dụng phụ hoặc nếu chúng kéo dài quá lâu, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
Tiêm vắc xin COVID-19 khi mang thai có an toàn không?
Hình minh họa - nguồn internet |
Phụ nữ mang thai có thể lựa chọn chích vắc xin COVID-19. Ở thời điểm này, các dữ liệu nghiên cứu về tính an toàn khi tiêm vắc xin cho thai phụ vẫn còn hạn chế, tuy nhiên theo hiểu biết của chuyên gia hiện nay thì việc tiêm vắc xin cho thai phụ là không đáng lo ngại.
Chuyên gia cũng cho rằng nên xét nghiệm trước khi tiêm mũi vắc xin đầu tiên. Hàng nghìn thai phụ đã tham gia vào chương trình tiêm vắc xin của CDC. Dữ liệu cho thấy không phát sinh bất kỳ vấn đề nào đáng lo ngại.
Bạn nên thảo luận việc tiêm vắc xin với bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Cần thảo luận về nguy cơ nhiễm bệnh tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh ở vùng bạn đang sống, nguy cơ bệnh diễn tiến nặng nếu bạn bị nhiễm. Vắc xin có thể bảo vệ bạn không bị bệnh nặng nếu nhiễm virut, điều này giúp bảo vệ cho cả bạn và thai nhi.
Phụ nữ cho con bú có nên tiêm vắc xin?
Có. ACOG khuyến cáo nên tiêm vắc xin cho phụ nữ đang cho con bú và không cần ngưng cho con bú sau khi tiêm vắc xin. Khi bạn tiêm vắc xin, kháng thể tạo ra có thể qua sữa mẹ và bảo vệ con bạn khỏi vi rút.
Tôi có thể tiêm vắc xin khi đang cố gắng có thai không?
Có. Nếu bạn đang lên kế hoạch hoặc đang cố gắng mang thai, bạn vẫn có thể tiêm vắc xin. Không có bằng chứng cho thấy tiêm vắc xin sẽ gây vô sinh. Bạn cũng không cần trì hoãn kế hoạch mang thai sau khi tiêm.
Đối với các loại vắc xin cần tiêm đủ 2 liều, nếu bạn phát hiện có thai sau khi tiêm liều đầu tiên, bạn vẫn nên tiếp tục tiêm liều thứ 2 theo đúng lịch.
Vắc xin có ảnh hưởng gì đến cơ thể không?
Các loại vắc xin đã được CDC phê duyệt cho đến nay hoạt động theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên tất cả đều được chứng minh tính an toàn. Bạn cần biết rằng:
- Tiêm vắc xin không khiến bạn bị nhiễm COVID-19 vì chúng không chứa virut sống.
- Vắc xin không gây ảnh hưởng lên gen hay DNA của người.
- Không có bằng chứng cho thấy tiêm vắc xin gây vô sinh.
Tham khảo:
https://www.acog.org/womens-health/faqs/coronavirus-covid-19-pregnancy-and-breastfeeding
https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines.html
https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/pregnancy.html
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).