Vận động trong thai kỳ - tập thể dục cho mẹ bầu
Mang trong mình một mầm sống nhỏ bé lớn dần lên từng ngày, mẹ bầu nào cũng trân quý, nâng niu. Nhưng gìn giữ bé yêu trong bụng không có nghĩa là mẹ phải ngồi yên một chỗ, càng ít vận động càng tốt (trừ trường hợp bác sĩ đề nghị bạn như vậy vì vấn đề sức khỏe đặc biệt). Ngược lại, vận động còn mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé nữa đấy. Nào, hãy cùng tìm hiểu xem như thế nào là vận động đúng cách trong thai kỳ bạn nhé.
Những lợi ích của việc tập thể dục trong thai kỳ
Lợi ích cho mẹ:
- Khi vận động, cơ thể tiết ra chất endorphin đem lại cảm giác hưng phấn, giúp mẹ bầu cảm thấy vui vẻ, dồi dào sinh lực, vượt qua tâm trạng lo lắng, căng thẳng khi mang thai.
- Cải thiện tuần hoàn, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cơ thể chịu đựng tốt hơn, sinh con dễ dàng hơn.
- Giúp tăng cân hợp lý, kiểm soát tốt trọng lượng bào thai, đồng thời sớm hồi phục vóc dáng và sức khỏe sau khi sinh.
- Làm giảm các triệu chứng khó chịu của thai kỳ như đau lưng, táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Giải phóng năng lượng dư thừa, giúp ngủ sâu và ngon hơn.
Lợi ích cho bé
- Vận động giúp tăng cường lượng oxy đưa vào máu thai nhi, làm tăng quá trình trao đổi chất của bé, giúp bé phát triển tốt hơn.
- Chất endorphin đem lại cảm giác hưng phấn cho mẹ bầu cũng qua nhau thai đến với bé, giúp bé thư giãn, sảng khoái.
Các môn thể thao an toàn trong thai kỳ
- Bơi lội là môn thể thao lý tưởng cho mẹ bầu, vì động tác tuy nhẹ nhàng nhưng tác động lên toàn bộ cơ bắp, giúp săn chắc cơ, tăng sức chịu đựng của cơ thể. Bơi lội cũng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện hệ tuần hoàn. Khi bơi, nước nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, khiến mẹ bầu cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái.
- Đi bộ được đánh giá là bài tập tim mạch tốt nhất cho mẹ bầu. Nó lại dễ tập, có thể diễn ra ở bất kỳ nơi đâu, như trong lúc đi siêu thị mua sắm, dạo quanh văn phòng làm việc, hay đi dạo trong công viên gần nhà. Bạn cần trang bị cho mình một đôi giày đi bộ thoải mái, chọn những đoạn đường bằng phẳng, dễ đi, và đừng quên uống nước cả trước, trong và sau khi đi bộ, tránh mất nước nữa nhé.
- Yoga tiền sản với các bài tập được thiết kế đặc biệt cho mẹ bầu cũng rất thích hợp cho bạn. Nó giúp tăng sự dẻo dai của cơ thể, hỗ trợ hít thở và tăng khả năng chịu đựng của mẹ bầu trong cuộc sinh.
Những lưu ý khi vận động đối với mẹ bầu:
- Thai kỳ không phải là thời điểm thích hợp để bạn tăng cường lượng vận động, mà chỉ nên áp dụng những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức.
- Không nên tham gia các môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực, có nhiều va chạm hay dễ té ngã, vì có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé.
- Giữ tinh thần thoải mái khi tập thể dục. Cần khởi động trước khi vận động và thư giãn sau khi vận động. Khi thấy mệt cần nghỉ ngơi.
- Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm và cường độ vận động nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn bé.
- Những dấu hiệu khiến bạn phải ngưng luyện tập và tham khảo ý kiến của bác sĩ:
- Đau đầu, chóng mặt
- Nhịp tim không đều hoặc nhanh bất thường
- Khó thở, hụt hơi
- Chảy máu âm đạo
- Co thắt tử cung
- Thai cử động ít hơn bình thường
Hoa Phượng tổng hợp và lược dịch
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).