Xét nghiệm huyết học tầm soát trước sinh Thalassemia
ThS.BS. Quách Thị Hoàng Oanh
K. XNDTYH – BV Từ Dũ
Huyết đồ:
Các chỉ số |
Giá trị bình thường |
Hb: Hemoglobin |
13,5g/dl |
RBC: số lượng hồng cầu |
4,2-5,4 triệu |
MCV: thể tích trung bình hồng cầu |
80-100Fl |
MCH (=Hb/RBC): Hemoglobin trung bình hồng cầu |
27-31pg |
MCHC(=Hb/Hct): nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu |
32-36g/dl |
Các giá trị này có thể thay đổi tùy theo phòng thí nghiệm, với người lớn, nếu MCV<80fl, MCH<27pg có thể là người đó thiếu máu nhược sắc do mang gen Thalassemia hoặc thiếu máu do thiếu sắt. Phương pháp này được WHO khuyến cáo sử dụng vì tiện lợi, đặc biệt đối với những người không chuyên ngành huyết học.
Phết máu và xét nghiệm hình thái hồng cầu
Những thay đổi về hình thái hồng cầu có thể tầm soát được hầu hết trường hợp mang gen Thalassemia. Những thay đổi hình thái thường gặp khi quan sát dưới kính hiển vi là: hồng cầu nhỏ, nhược sắc, kích thước không đều..., ngoài ra còn gặp có thể gặp hồng cầu lưới, hồng cầu hình liềm…Tuy nhiên, trong tầm soát trước sinh Thalassemia thì xét nghiệm này ít được sử dụng.
Sắt huyết thanh
Thường sử dụng các xét nghiệm: đo lượn sắt tổng số (TIBC) và ferritine. Xét nghiệm này để phân biệt thiếu máu nhược sắc do mang gen thalassemia hay do thiếu sắt. Tuy nhiên, có một số trường hợp mang gen thalassemia kết hợp với thiếu sắt nên với thiếu máu nhược sắc có thiếu sắt cần bổ xung sắt và làm xét nghiệm máu lại.
Điện di Hemoglobin
Là xét nghiệm xác định thành phần các loại Hemoglobin (tiểu đơn vị vận chuyển oxy) trong máu.
Có rất nhiều loại Hemoglobin tồn tại trong máu, phổ biến là: HbA, HbA2, HbF, HbE, HbS, HbC, HbH…Ở người trưởng thành bình thường có các thành phần sau:
- HbA: (gồm 2 chuỗi alpha và 2 chuỗi beta: α2β2) 97-98%,
- HbA2 (α2δ2): khoảng 2-3%
- Rất ít HbF (α2γ2).
Giá trị các xét nghiệm huyết học trong tầm soát Thalassemia
* Chỉ số hồng cầu giảm và điện di Hb bình thường: có thể xảy ra các trường hợp:
- Thiếu máu thiếu sắt
- Alpha Thalassemia thể ẩn
- Mang gen đột biến beta Thalassemia dạng nhẹ (HbA2 ở mức bình thường cao)
- Mang gen dị hợp tử đột biến δ kết hợp β Thalassemia
- Mang gen dị hợp tử đột biến γδβ-Thalassemia
* Chỉ số hồng cầu bình thường hoặc ở mức ranh giới và HbA2 tăng: có thể α kết hợp với β Thalassemia
* Chỉ số hồng cầu giảm hoặc bình thường, HbF tăng, HbA2 bình thường: dị hợp tử δβ Thalassemia hoặc bệnh HPFH.
* Chỉ số hồng cầu bình thường và điện di Hb bình thường: có thể gặp trong trường hợp mang 3 gen alpha hoặc đột biến beta Thalassemia dạng nhẹ.
Chỉ định xét nghiệm huyết học tầm soát Thalassemia trước sinh:
- Sàng lọc sớm ở những người sắp lập gia đình
- Phụ nữ có thai
- Chồng của thai phụ có xét nghiệm huyết học bất thường
- Gia đình có người mang gen hoặc bị bệnh Thalassemia.
- Cặp vợ chồng có con bị bệnh Thalassemia.
Việc sử dụng các xét nghiệm huyết học tầm soát Thalassemia trước sinh thực hiện theo quy trình sau:
Tài liệu tham khảo
- Androulla Eleftheriou. (2003). About thalassemia. Thalassemia international federation: Nicosia, Cyprus.
- Bernadette Modell & Beatrix Wonke et al. (1989). Guideline for the control of haemoglobin disorders. Paper presented at the VIth annual meeting of the WHO working group on hemoglobinopathies, Sardinia.
- John Old, Joanne Traeger-Synodinos, Renzo Galanello, Mary Petrou & Michael Angastiniotis. (2005). Prevention of thalassemias and other haemoglobin disorders (Vol. II). Thalassemia International federation.
- http://www.ucsfhealth.org/adult/adam
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).