Xuất huyết do phôi làm tổ
ThS. BS. Lê Võ Minh Hương
Phòng Công tác xã hội
Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày). Tinh trùng sẽ gặp trứng và thụ tinh trong thời gian này để hình thành phôi thai. Phôi thai di chuyển vào buồng tử cung thông qua ống dẫn trứng và làm tổ (cấy xuống lớp nội mạc tử cung) vào khoảng ngày 10-14 sau thụ thai. Quá trình phôi thai cấy xuống lớp nội mạc tử cung đôi khi sẽ gây nên hiện tượng xuất huyết tại đây do một số mao mạch nhỏ bị phá vỡ. Biểu hiện có thể quan sát được là ra huyết âm đạo lượng ít, nhỏ giọt, màu hồng nhạt hoặc nâu đen và thường ngưng sau 1-2 ngày.
Thời điểm ra huyết do phôi làm tổ thường gần với ngày hành kinh bình thường của bạn, do đó dễ bị nhầm lẫn với hành kinh, dẫn đến chậm trễ trong việc phát hiện có thai. Tuy nhiên, chúng thường dễ phân biệt với hành kinh nhờ vào đặc điểm ra huyết. Ra huyết do phôi làm tổ thường có đặc điểm là ra huyết lượng ít, nhỏ giọt, màu hồng nhạt hoặc nâu và thường ngưng sau 1-2 ngày. Trong khi hành kinh bình thường có đặc điểm ra huyết lượng nhiều hơn, màu đỏ tươi hoặc đỏ sậm và thường kéo dài từ 4-7 ngày. Bạn cũng có thể nghĩ đó là ra huyết do phôi làm tổ nếu có kèm theo các dấu hiệu sớm của thai kỳ như:
- Đau, căng vú hoặc núm vú
- Bụng khó chịu
- Buồn nôn, nôn (ốm nghén)
- Thèm ăn hoặc chán ăn
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Thay đổi tâm trạng
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường
Nếu bạn không chắc chắn rằng đó là hành kinh bình thường hay ra huyết do phôi làm tổ, hãy kiểm tra bằng que thử thai hoặc đến gặp bác sĩ.
Triệu chứng ra huyết do phôi làm tổ không phải xuất hiện ở tất cả phụ nữ mang thai. Nó có thể biểu biện ở một vài phụ nữ và xảy ra trước khi bạn có triệu chứng nghén do thai. Nếu có, đây là một dấu hiệu gợi ý sớm nhất của thai kỳ. Ra huyết sẽ tự dừng lại, không có gì nguy hiểm cho thai và không cần phải điều trị.
Nếu bạn lo lắng vì bị ra huyết nhiều hơn, hãy đến gặp bác sĩ, vì có một số tình trạng bất thường có thể khiến bạn ra huyết nhiều hoặc kéo dài khi mang thai giai đoạn sớm, có thể kể đến như:
- Sảy thai: Khoảng 15% thai kỳ giai đoạn sớm có kết cục sảy thai. Đặc trưng bởi ra huyết âm đạo và đau bụng.
- Thai ngoài tử cung: tính chất ra huyết khá giống với ra huyết do phôi làm tổ, nhưng thường kéo dài ngày hơn và có kèm theo đau trằn bụng dưới. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
- Các vấn đề của cổ tử cung: lộ tuyến rộng, viêm nhiễm hoặc bệnh lý ác tính cũng có thể gây ra huyết âm đạo.
- Các vấn đề của tử cung: Polyps, u xơ tử cung…
Xác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Trong khi mang thai nếu bà bầu bị nhiễm virus có thể sẽ ảnh hưởng ngay đến thai nhi hoặc đến lần mang thai tới, nên việc dự phòng các bệnh này là cực kỳ quan trọng.