Bệnh thiếu máu di truyền thalassaemia
K. XNDTYH - BV Từ Dũ
Định nghĩa bệnh thalassaemia
Bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và ở những cư dân thuộc vùng Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Châu phi và Địa Trung Hải.
Nguyên nhân và phân loại
Bệnh thalassaemia được phân loại tùy theo chuỗi acid amin trong thành phần huyết sắc tố bị rối loạn, bao gồm chuỗi alpha và chuỗi beta. Người bình thường có bốn gen alpha và hai gen beta. Đột biến gen alpha hoặc beta tạo ra sự mất cân bằng về chuỗi acid amin alpha và beta được sản xuất. Bệnh cũng được phân nhóm theo số lượng gen bị đột biến trong cơ thể.
- Bệnh alpha thalassemia — chuỗi alpha bị đột biến
|
a |
a |
a |
a |
Người lành mang gen bệnh – một gen bị đột biến |
a |
a |
a |
a |
Bệnh alpha thalassaemia nhẹ – hai gen bị đột biến |
a |
a |
a |
a |
Bệnh thiếu máu HbH – ba gen bị đột biến |
a |
a |
a |
a |
Phù nhau và thai – bốn gen bị đột biến |
a |
a |
a |
a |
- Bệnh beta thalassemia — chuỗi beta bị đột biến
Người bình thường – không có gen beta nào bị đột biến |
β |
β |
Bệnh beta thalassaemia nhẹ – một gen bị đột biến |
β |
β |
Bệnh beta thalassaemia nặng (bệnh Cooley’s) – hai gen bị đột biến |
β |
β |
Các triệu chứng của bệnh
Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sớm trong vòng 3 – 6 tháng đầu đời như:
- Thiếu máu mức độ nhẹ, vừa hoặc nghiêm trọng
- Xanh xao, da vàng, lách to
- Mệt mỏi, chậm chạp, biếng ăn
- Xương phì đại và dễ gãy
- Rối loạn tăng trưởng
- Dễ mắc bệnh nhiễm trùng
- Rối loạn nội tiết như chậm dậy thì, tiểu đường, rối loạn tuyến giáp
- Suy tim, khó thở
- Bất thường ở gan và mật
Bệnh beta thalassaemia nếu chỉ mang gen đột biến thì có thể chỉ bị thiếu máu nhẹ và ít khi cần phải điều trị. Tuy nhiên trong trường hợp cả hai gen beta đều bị đột biến thì tình trạng thiếu máu thường rất nghiêm trọng, cần phải truyền máu thường xuyên và điều trị liên tục. Bệnh nhân thường biểu hiện ngay trong năm đầu đời và tiên lượng trong điều kiện y học hiện nay thường kém.
Chẩn đoán
Chẩn đoán thường được dựa vào tiền sử bản thân và gia đình, thăm khám các triệu chứng, và xét nghiệm chẩn đoán như huyết đồ, phết máu ngoại vi, điện di huyết sắc tố, xét nghiệm sắt trong máu, và khảo sát DNA tìm đột biến gen.
Điều trị
Sắt có thể ứ đọng trong cơ thể do hậu quả của việc truyền máu thường xuyên. Thuốc thải sắt được sử dụng khi vào cơ thể sẽ gắn với lượng sắt dư thừa và thải ra nước tiểu.
Phòng ngừa
Để được tư vấn, chẩn đoán và phòng ngừa bệnh xin liên hệ Phòng Di truyền - Bệnh viện Từ Dũ.
Tham khảo thêm
- Liên đoàn thalassaemia thế giới - Thalassaemia International Federation
- Bệnh alpha thalassaemia - E-medicine
- Bệnh beta thalassaemia - Tổ chức Gene Tests
Trẻ nhỏ đôi khi có biểu hiện biếng ăn và kén ăn. Thực tế có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn hoặc khảnh ăn. Tuy nhiên, đa số những trẻ này đều có cảm giác ngon miệng phù hợp với lứa tuổi và đều phát triển bình thường. Vì vậy cần giúp gia đình và người chăm sóc trẻ thực hành cho trẻ ăn hiệu quả.
- Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo
- Được hấp thu dễ, sử dụng có hiệu quả cao.
- Bảo vệ trẻ chống lại nhễm khuẩn.
- Giúp trẻ thông minh hơn so với ăn bằng sữa nhân tạo.
- Chi phí its tốn kém hơn nuôi trẻ ăn bằng sữa nhân tạo.
Nhiều bé sinh non vì nhiều lý do, thế nhưng sau khi sinh ra các bé đều phải bắt đầu một cuộc chiến mới, cuộc chiến này có khi sẽ rất nhẹ nhàng có khi cũng rất khốc liệt tùy vào tuổi thai và những vấn đề đi kèm của bé để giành lấy sự sống cho mình.
Đối với các trường hợp sinh non, sữa mẹ là nguồn thức ăn và cũng được xem như là liều thuốc để giúp các bé này có thể vượt qua được các biến chứng của trẻ sinh non như: viêm phổi, viêm ruột, thủng tạng rỗng, nhiễm trùng huyết…
Bà mẹ khi mang t hai phải được ăn uống đầy đủ để tránh tình trạng suy dinh dưỡng bào thai và chuẩn bị có đủ sữa cho trẻ ngay từ những ngày đầu tiên