Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi ra viện
Khoa Sơ sinh
BV Từ Dũ
Trẻ sơ sinh là trẻ mới sinh đến 30 ngày tuổi. Trẻ cần được nuôi dưỡng đặc biệt, chăm sóc và theo dõi những dấu hiệu bất thường hay xảy ra như vàng da, nhiễm trùng rốn, sốt và sặc sữa.
Nuôi dưỡng:
- Bà mẹ khi mang thai phải đuợc ăn uống đầy đủ để tránh tình trạng suy dinh dưỡng bào thai và chuẩn bị có đủ sữa cho trẻ ngay từ những ngày đầu tiên.
- Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với trẻ nhỏ vì có đủ chất dinh dưỡng cần cho trẻ phát triển thể chất và trí tuệ. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4 - 6 tháng đầu, sau đó trẻ sẽ ăn dặm thêm các thức ăn khác.
- Nếu mẹ thiếu sữa nuôi con, truớc khi quyết định cho trẻ bú thêm sữa bột, nên hỏi ý kiến của nhân viên y tế.
Vàng da sơ sinh:
Đa số trẻ sơ sinh đều có biểu hiện vàng da sau khi sanh. Nên để trẻ trong phòng có đủ ánh sáng để theo dõi mức độ vàng da đuợc dễ dàng.
Nếu trẻ bị vàng da bệnh lý sẽ để lại di chứng chậm phát triển trí tuệ sau này, Khi có một trong các triệu chứng sau đây, cần đưa bé đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt:
- Vàng da xuất hiện sớm trước 24 giờ sau khi sanh.
- Vàng da tăng nhanh, vàng da lan đến vùng bụng dưới, vùng đùi.
- Vàng da kéo dài quá 10 ngày ở trẻ đủ tháng và quá 14 ngày ở trẻ non tháng.
- Vàng da có kèm các triệu chứng bất thường khác: trẻ bú yếu đi, ngủ nhiều, lừ đừ, ói ọc hoặc quấy khóc bức rứt hoặc trẻ có vẻ "không được khỏe".
Săn sóc rốn:
Nhiễm trùng rốn là bệnh rất nguy hiểm cho tính mạng của trẻ, vì vậy phải chăm sóc rốn mỗi ngày và mỗi khi rốn bị ướt theo quy trình sau:
- Rửa tay sạch bằng xà bông, sát trùng lại bằng cồn 900.
- Tháo bỏ gạc cũ bao ở rốn trẻ.
- Lau rốn bằng gòn vô khuẩn và nước chín, lau khô lại từ chân rốn lên cuống rốn.
- Quấn tả dưới rốn.
Cần đem bé đến khám chuyên khoa khi có một trong các triệu chứng sau:
- Rốn có mùi hôi hoặc rỉ nước vàng hoặc rỉ máu.
- Rốn có chồi thịt, rỉ nước.
- Da quanh rốn sưng tấy đỏ.
- Rốn chậm rụng sau 3 tuần.
Vệ sinh miệng cho bé:
Khi trong miệng và lưỡi bé có các chấm trắng rải rác đó là đẹn miệng. Đẹn thường do nấm Canida Albicans gây ra. Có thể dùng một số thuốc để rơ miệng cho trẻ khi có đẹn miệng, mỗi ngày rơ miệng 1 - 2 lần đến khi miệng sạch đẹn:
- Daktarin (oral gel).
- Candid (mouth gel).
- Nystatin dạng gói bột.
- Glycerine Boraté 20%.
- Natri bicarbonate 5%.
Theo dõi nhiệt độ cơ thể bé sơ sinh:
Nhiệt độ cơ thể trẻ bình thường từ 36,5 - 37,50C.
Trẻ bị sốt khi nhiệt độ trên 37,50C.
Trẻ bị hạ thân nhiệt khi nhiệt độ dưới 36,50C trở xuống.
Đặt thủy cho trẻ để đo nhiệt độ:
- Đặt ở hậu môn 1 phút.
- Đặt ở nách 5 phút: Phải cộng thêm 0,50C vào kết quả đo được.
Khi trẻ bị sốt hoặc bị hạ thân nhiệt đều phải đưa trẻ đi khám ngay.
Tư thế nằm an toàn:
Để tránh sặc sữa, sau khi trẻ bú no, đỡ bé ở tư thế đầu cao, vỗ nhẹ vào lưng bé cho ợ hơi rồi mới đặt nằm xuống, mặt bé quay nghiêng sang một bên. Đầu luôn luôn hơi cao hơn ngực.
Khám mắt cho trẻ non tháng:
Trẻ càng nhẹ cân hoặc càng non yếu thì càng dễ bị bệnh lý võng mạc mắt, làm ảnh hưởng xấu đến thị lực của trẻ, thậm chí có thể gây mù lòa. Những trẻ sau đây cần được khám mắt ngay khi bé đầy tháng:
1. Cân nặng lúc sinh dưới 1500g hoặc tuổi thai dưới 32 tuần.
2. Cân nặng lúc sinh dưới 2000g nhưng bị ngạt khi sanh, thở oxy kéo dài, có những bệnh lý khác kèm theo và được bác sĩ sơ sinh chỉ định khám mắt.
3. Trẻ đa thai (sinh đôi, sinh ba...) và có cân nặng lúc sinh dưới 2000g.
Nơi nhận khám mắt trẻ sơ sinh non tháng:
1. BV Nhi Đồng 1
ĐT: (08)927 1156 - 927 0355
2. BV Mắt TPHCM
280 Điện Biên Phủ, F7, Q3, ĐT: (08)932 6732
3. Trung tâm chẩn đoán Y khoa (Medic)
254 Hoà Hảo, Q10, TPHCM
Các trẻ non tháng trong chương trình KANGAROO:
- Tái khám định kỳ theo lịch hẹn.
- Khi trẻ đầy tháng sẽ được khám mắt.
- Khi trẻ được 40 tuần tuổi thai sẽ được đo thính lực, siêu âm tổng quát và xét nghiệm máu tổng quát.
Tái khám và chủng ngừa:
Mọi trẻ sơ sinh đều cần được tái khám khi bé đầy tháng. Phụ huynh xem trong giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận chích ngừa lao của bé để đem bé đi tái khám ở phòng sức khỏe trẻ em của bệnh viện Từ Dũ hoặc của y tế địa phương. Các cơ sở y tế nói trên sẽ hướng dẫn lịch chủng ngừa chi tiềt.
Lưu ý: Sau khi xuất viện, trong vòng 01 tháng đầu tiên nếu bé có vấn đề gì về sức khỏe, gia đình liên hệ với Khoa Sơ sinh qua số điện thoại của Bệnh viện Từ Dũ: (08) 38395117 - (08) 38392722 để được hướng dẫn kịp thời.
Trẻ nhỏ đôi khi có biểu hiện biếng ăn và kén ăn. Thực tế có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn hoặc khảnh ăn. Tuy nhiên, đa số những trẻ này đều có cảm giác ngon miệng phù hợp với lứa tuổi và đều phát triển bình thường. Vì vậy cần giúp gia đình và người chăm sóc trẻ thực hành cho trẻ ăn hiệu quả.
Ăn bổ sung (hay chúng ta thường gọi là ăn dặm) là cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc.
Giai đoạn ăn bổ sung là giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi. Ngoài bú mẹ trẻ cần ăn bổ sung.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, mặc dù sữa mẹ vẫn đóng vai trò rất quan trọng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ, nhưng không thể đáp ứng đủ tổng mức năng lượng cần cho sự phát triển của trẻ, vì vậy ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung.
- Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo
- Được hấp thu dễ, sử dụng có hiệu quả cao.
- Bảo vệ trẻ chống lại nhễm khuẩn.
- Giúp trẻ thông minh hơn so với ăn bằng sữa nhân tạo.
- Chi phí its tốn kém hơn nuôi trẻ ăn bằng sữa nhân tạo.
Nhiều bé sinh non vì nhiều lý do, thế nhưng sau khi sinh ra các bé đều phải bắt đầu một cuộc chiến mới, cuộc chiến này có khi sẽ rất nhẹ nhàng có khi cũng rất khốc liệt tùy vào tuổi thai và những vấn đề đi kèm của bé để giành lấy sự sống cho mình.
Đối với các trường hợp sinh non, sữa mẹ là nguồn thức ăn và cũng được xem như là liều thuốc để giúp các bé này có thể vượt qua được các biến chứng của trẻ sinh non như: viêm phổi, viêm ruột, thủng tạng rỗng, nhiễm trùng huyết…
Bà mẹ khi mang t hai phải được ăn uống đầy đủ để tránh tình trạng suy dinh dưỡng bào thai và chuẩn bị có đủ sữa cho trẻ ngay từ những ngày đầu tiên