Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Phần 2)
Trưởng khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
>> Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Phần 1)
>> Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Phần 3)
3 . Cho trẻ ngủ:
- Nên chọn phòng sạch sẽ, thoáng khí và yên tĩnh để bé dễ ngủ.
- Hạn chế các tiếng động mạnh, tiếng cười nói, la hét, tiếng động cơ xe máy. Không nên mở Ti-vi hay mở nhạc quá to.
- Trẻ sơ sinh thường ngủ từ 16 – 18 giờ trong ngày và đêm, giấc ngủ thường chỉ kéo dài khoảng 2 – 3 giờ. Phần thời gian còn lại để cho trẻ bú và làm vệ sinh cho trẻ. Trẻ càng lớn lên thì thời gian ngủ trong ngày sẽ giảm đi, nhưng giấc ngủ ban đêm có thể kéo dài hơn.
- Nếu trẻ sơ sinh ngủ quá 4 giờ thì nên đánh thức trẻ để cho bé bú.
- Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh thì nhiệt độ phòng thích hợp là khoảng 280C. Không nên để nhiệt độ phòng quá thấp vì có thể làm bé cảm lạnh dù được quấn khăn và đắp chăn đầy đủ.
Làm sao để tạo giấc ngủ ngon cho trẻ
- Nếu trẻ luôn ngủ ngon sẽ tạo ra sự phát triển tốt về cả thể chất lẫn tâm thần.
- Trẻ chỉ có thể ngủ tốt nếu khỏe mạnh, đã được bú no, được vỗ lưng cho ợ hơi, bảo đảm tã khô sạch, phòng ngủ yên tĩnh, ấm áp và thoáng khí..
- Có thể massage nhẹ nhàng cho trẻ trước khi ngủ hoặc hát ru khe khẽ.
- Có thể cho bé nằm nôi và đu đưa khe khẽ.
4. Tắm trẻ sơ sinh:
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. |
Dụng cụ
- Khăn mặt mềm (gạc), khăn bông lau người sạch, mũ, áo, tã, chăn (mền).
- Gạc, gòn, que gòn, băng rốn vô khuẩn.
- Cồn 70, nước muối sinh lý 0,9% , thuốc đánh tưa (nấm).
- Nước sạch ấm khoảng 37độ.
- Bồn (thau) tắm sạch 2 cái.
- Nhiệt độ phòng : khoảng 28 - 30···độ.
Trẻ sơ sinh được đặt trên bàn đảm bảo độ ấm. Nên dùng nước đun sôi để nguội pha với nước ấm, dùng tay để thử nhiệt độ trước khi tắm cho trẻ.
a. Tắm trẻ rốn chưa rụng hoặc đã rụng nhưng chân rốn còn ướt:
- Rửa tay sạch trước khi tắm trẻ.
- Nói chuyện biểu lộ tình cảm với trẻ
- Tay trái bế trẻ, tay phải dùng gòn lau từng bên mắt từ trong ra ngoài, dùng khăn lau mặt trẻ.
b. Tắm trẻ đã rụng rốn, chân rốn khô:
- Lau khô toàn thân bằng khăn sạch mềm, mặc áo, tã, giữ ấm.
- Mặc áo, quấn tã cho trẻ
- Mặc áo: áo mặc ngược, phía mở quay ra sau lưng, bắt chéo hai vạt ra trước, gấp gấu áo lên một gấu và giắt cuống vạt áo vào trước bụng, khi xỏ tay áo cho trẻ cổ áo kéo vừa khít vào cổ tránh gây cản trở tuần hoàn, hô hấp và cộm lưng trẻ
- Quấn tã: dùng tã vải hoặc tã giấy
5. Thay tã cho trẻ:
- Có thể dùng tã vải hay tã giấy.
- Chú ý có một số loại tã giấy có thể gây kích ứng cho trẻ: hăm lở, gây ngứa …
- Nếu dùng tã vải thì nên chọn các loại vải mềm, thấm nước tốt .
- Nên dùng các loại tã thích hợp cho trẻ về kích cỡ.
- Nên thay tã ngay mỗi khi trẻ tiểu ướt hay đi tiêu. Khi thay phải vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục bằng nước ấm theo hướng từ trước ra sau. Có thể thoa kem chống hăm hoặc kem bảo vệ da trước khi quấn tã cho trẻ.
6 .Chăm sốc rốn:
- Cần phải chăm sóc và theo dõi rốn cho trẻ sơ sinh hàng ngày và vệ sinh rốn theo qui trình sau:
- Rửa tay sạch bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.
- Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn.
- Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem có bị viêm đỏ, có mủ, có dịch vàng hay có chảy máu không. Chú ý xem rốn có mùi hôi không ?
- Lau rốn sạch bằng gòn và nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
- Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ.
- Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
- Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ chất gì vấy bẩn lên vùng rốn.
- Rốn rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc rốn có mủ.
- Chảy máu rốn nhiều, khó cầm máu.
- Da quanh rốn sưng nề, tấy đỏ.
- Rốn có chồi hạt, rỉ nước kéo dài.
- Rốn chậm rụng sau 3 tuần.
Chú ý : Tuyệt đối không rắc kháng sinh hoặc bất kỳ một chất gì lên rốn mà không có chỉ định của bác sĩ.
Tăm - chăm sóc rốn cho bé
Trẻ nhỏ đôi khi có biểu hiện biếng ăn và kén ăn. Thực tế có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn hoặc khảnh ăn. Tuy nhiên, đa số những trẻ này đều có cảm giác ngon miệng phù hợp với lứa tuổi và đều phát triển bình thường. Vì vậy cần giúp gia đình và người chăm sóc trẻ thực hành cho trẻ ăn hiệu quả.
Ăn bổ sung (hay chúng ta thường gọi là ăn dặm) là cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc.
Giai đoạn ăn bổ sung là giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi. Ngoài bú mẹ trẻ cần ăn bổ sung.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, mặc dù sữa mẹ vẫn đóng vai trò rất quan trọng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ, nhưng không thể đáp ứng đủ tổng mức năng lượng cần cho sự phát triển của trẻ, vì vậy ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung.
- Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo
- Được hấp thu dễ, sử dụng có hiệu quả cao.
- Bảo vệ trẻ chống lại nhễm khuẩn.
- Giúp trẻ thông minh hơn so với ăn bằng sữa nhân tạo.
- Chi phí its tốn kém hơn nuôi trẻ ăn bằng sữa nhân tạo.
Nhiều bé sinh non vì nhiều lý do, thế nhưng sau khi sinh ra các bé đều phải bắt đầu một cuộc chiến mới, cuộc chiến này có khi sẽ rất nhẹ nhàng có khi cũng rất khốc liệt tùy vào tuổi thai và những vấn đề đi kèm của bé để giành lấy sự sống cho mình.
Đối với các trường hợp sinh non, sữa mẹ là nguồn thức ăn và cũng được xem như là liều thuốc để giúp các bé này có thể vượt qua được các biến chứng của trẻ sinh non như: viêm phổi, viêm ruột, thủng tạng rỗng, nhiễm trùng huyết…