Làm cách nào để có đủ sữa cho bé?
Không giới hạn thời gian của mỗi bữa bú, để bé bú đến khi nào tự ngưng thì thôi.
Điều quan trọng nhất là cho bé ngậm bắt vú đúng cách: sau đây là các dấu hiệu nhận biết, bạn có thể kiểm tra lúc cho bé bú nhé!
Toàn thân bé hướng sát về phía mẹ, cằm bé chạm vào vú mẹ, miệng bé há rộng (ngậm gần hết quầng vú của mẹ, chứ không phải chỉ đầu vú), môi dưới cong ra ngoài, nhìn thấy bé mút chậm và mạnh, có thể nghe tiếng bé nuốt.
Cuối cùng là bé thư giãn và thoải mái sau bữa bú, còn mẹ thì không cảm thấy đau đầu vú.
Chế độ ăn uống
Để có đủ sữa cho con bú, người mẹ phải biết cách ăn uống và nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Thường thường khẩu phần ăn hàng ngày của người mẹ cần có 200 gram thịt cá, 1 quả trứng,1 lít sữa tươi hoặc sữa bột pha, 200-300 gram hoa quả, 500-600 gram rau. Nói chung danh sách thực phẩm dành cho các bà mẹ trẻ hầu như không có hạn chế gì đáng kể, tuy nhiên một số loại đồ ăn sau nên tránh: tỏi, hành tây và một số gia vị gây ảnh hưởng tới mùi vị của sữa mẹ.
Nên ăn 5-6 lần trong ngày, trước khi cho con bú, để kích thích sinh sữa; uống nước khi khát. Xin nhắc nhở bạn rằng không phải cứ ăn uống thật nhiều là sẽ có nhiều sữa, ngược lại có thể gây rối loạn chức năng đường ruột của người mẹ và thậm chí gây táo bón ở trẻ.
Luôn tự nhủ là bạn có đủ sữa
Làm các động tác xoa bóp ngực theo chiều từ trên xuống dưới, vừa xoa tròn quanh ngực vừa hơi ép xuống, sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái giữ bầu vú, nhẹ kéo núm vú ra một chút. Hơi cúi người về phía trước để sữa chảy ra dễ dàng hơn. Khi tắm dưới vòi hoa sen, nên xả cho dòng nước chảy đều trên ngực.
Khoa Sơ sinh – BV Từ Dũ
Trẻ nhỏ đôi khi có biểu hiện biếng ăn và kén ăn. Thực tế có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn hoặc khảnh ăn. Tuy nhiên, đa số những trẻ này đều có cảm giác ngon miệng phù hợp với lứa tuổi và đều phát triển bình thường. Vì vậy cần giúp gia đình và người chăm sóc trẻ thực hành cho trẻ ăn hiệu quả.
Ăn bổ sung (hay chúng ta thường gọi là ăn dặm) là cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc.
Giai đoạn ăn bổ sung là giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi. Ngoài bú mẹ trẻ cần ăn bổ sung.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, mặc dù sữa mẹ vẫn đóng vai trò rất quan trọng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ, nhưng không thể đáp ứng đủ tổng mức năng lượng cần cho sự phát triển của trẻ, vì vậy ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung.
- Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo
- Được hấp thu dễ, sử dụng có hiệu quả cao.
- Bảo vệ trẻ chống lại nhễm khuẩn.
- Giúp trẻ thông minh hơn so với ăn bằng sữa nhân tạo.
- Chi phí its tốn kém hơn nuôi trẻ ăn bằng sữa nhân tạo.
Nhiều bé sinh non vì nhiều lý do, thế nhưng sau khi sinh ra các bé đều phải bắt đầu một cuộc chiến mới, cuộc chiến này có khi sẽ rất nhẹ nhàng có khi cũng rất khốc liệt tùy vào tuổi thai và những vấn đề đi kèm của bé để giành lấy sự sống cho mình.
Đối với các trường hợp sinh non, sữa mẹ là nguồn thức ăn và cũng được xem như là liều thuốc để giúp các bé này có thể vượt qua được các biến chứng của trẻ sinh non như: viêm phổi, viêm ruột, thủng tạng rỗng, nhiễm trùng huyết…
Bà mẹ khi mang t hai phải được ăn uống đầy đủ để tránh tình trạng suy dinh dưỡng bào thai và chuẩn bị có đủ sữa cho trẻ ngay từ những ngày đầu tiên